Ngày 4/11, điểm khai thác than trái phép này bị lập biên bản đình chỉ hoạt động, nhưng ngày sau đó vẫn hoạt động bình thường (ảnh chụp ngày 11/11/2015).

Ngày 4/11, điểm khai thác than trái phép này bị lập biên bản đình chỉ hoạt động, nhưng ngày sau đó vẫn hoạt động bình thường (ảnh chụp ngày 11/11/2015).

(HBĐT) - Theo ông Vũ Văn Công, Phó trưởng phòng TN-MT huyện Kim Bôi: “Kể từ tháng 3/2015 đến nay, trên địa bàn huyện chỉ còn 4 doanh nghiệp khai thác khoáng sản hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, bao gồm: 3 doanh nghiệp khai thác, sản xuất đá và 1 doanh nghiệp khai thác cao lanh làm vật liệu xây dựng thông thường. Còn lại, nếu trên địa bàn có bất cứ điểm khai thác khoáng sản nào đều là những hoạt động trái phép”.

 

Thực tế, tình trạng khai thác than trái phép trên địa bàn xã Cuối Hạ (Kim Bôi) diễn ra khá ngang nhiên, nhất là ở hai xóm Vọ và xóm Nghìa. Ông Vũ Văn Công cho biết thêm: “Công ty TNHH MTV Khải Thành bị thu hồi giấy phép từ đầu năm 2014. Tháng 3/2015, Công ty CP khoáng sản Kim Bôi có văn bản đề nghị được tạm ngừng SX-KD do hoạt động kém hiệu quả. Như vậy, không còn bất cứ tổ chức hay cá nhân được phép khai thác than trên địa bàn xã Cuối Hạ”.

 

Tuy nhiên, lợi dụng địa bàn đồi núi chia cắt, xa khu dân cư và trung tâm huyện khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát, một số đối tượng trong và ngoài huyện, thậm chí từ tỉnh khác đến Cuối Hạ để khai thác than trái phép. Ông Bùi Thanh Chương, Chủ tịch UBND xã Cuối Hạ bức xúc nói: “Tình trạng khai thác than “thổ phỉ” diễn ra không chỉ gây thất thoát tài nguyên, khoáng sản mà ngân sách nhà nước cũng bị thất thu. Tệ hại hơn là tình trạng ô nhiễm nguồn nước nhiễm ra nặng nề gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân  các xóm Vọ, Nghìa, Pang, Lựng, do khai thác than nên nước suối Pang hầu như bốn mùa đặc quánh và đen ngầu vì bùn và than. Bên cạnh đó, khai thác than bắt buộc phải sử dụng thuốc nổ và nguy cơ nổ khí mê tan, sập hầm lò ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ người lao động rất cao. Trước thực trạng đó, nhằm ngăn chặn tình trạng than “thổ phỉ”, UBND xã đã có văn bản báo cáo và đề nghị UBND huyện chỉ đạo giải quyết”.

 

Trước tình hình than “thổ phỉ” có chiều hướng phức tạp, ngày 24/6/2015, UBND huyện Kim Bôi đã ban hành Quyết định số 2578-QĐ-UBND “Về việc thành lập Tổ kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác than trái phép tại địa bàn xã Cuối Hạ”. Tổ công tác do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm tổ trưởng và các thành viên là cán bộ phòng TN-MT, Công an huyện, Ban CHQS huyện và UBND xã Cuối Hạ. Tuy nhiên khi tổ công tác đi vào hoạt động đúng vào thời điểm mùa mưa nên chỉ tập trung kiểm tra, rà soát và tổ chức cho các chủ đất rừng cùng những người có biểu hiện khai thác than trái phép ký cam kết quản lý, sử dụng đất đai mục đích và không tổ chức hoặc tham gia khai thác than trái phép.

 

Gần đây nhất sáng ngày 4/11, phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh) đã phối hợp với Công an huyện Kim Bôi bắt quả tang và lập biên bản đình chỉ hoạt động của nhóm khai thác than trái phép tại khu vực vỉa 8, thuộc xóm Vọ (Cuối Hạ). Đối tượng vi phạm là ông Bùi Văn Đồng, trú tại thị trấn Bo (Kim Bôi), trước đây là công nhân Công ty CP khoảng sản Kim Bôi. Lợi dụng việc Công ty tạm ngừng sản xuất, ông Đồng đã thuê công nhân tiến hành khai thác than trái phép tại mỏ than khu vực vỉa 8 của  công nhân Công ty CP khoảng sản Kim Bôi. Tại hiện trường, lực lượng Công an đã lập biên bản đình chỉ hoạt động khai thác, tạm giữ 2 xe ô tô, 16 khối than, buộc dỡ bỏ lều lán...Tuy nhiên, trong khi Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đang hoàn tất thụ tục, hồ sơ để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật thì tình trạng khai thác than trái phép trên địa bàn xã Cuối Hạ vẫn tiếp tục tái diễn.

 

Sáng ngày 11/11, chúng tôi cùng cán bộ phòng TN-MT huyện Kim Bôi và CA xã Cuối Hạ có mặt tại hiện trường, nơi mà ngày 4/11 Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường và CA huyện Kim Bôi đã lập biên bản, thì hoạt động khai thác, vận chuyển than vẫn diễn ra ngang nhiên. Hàng chục lều lán cho người lao động vẫn còn nguyên chưa được tháo dỡ, hệ thống điện, bơm khí, bơm nước phục vụ khai thác than vẫn hoạt động bình thường. Lái xe mang BKS 34K-5382 cho biết: “Em chở than thuê về địa diểm tập kết, 150.000 đồng/chuyến. Vì để ở cửa lò sợ mưa, lũ trôi hết than”

      

Hệ thống lều lán đã bị các cơ quan chức năng buộc tháo dỡ nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại.

 

Theo những người dân trên địa bàn xã Cuối Hạ (đề nghị dấu tên), trước khi bị lực lượng CA kiểm tra, lập biên bản đình chỉ, việc vận chuyển than bằng ô tô đi giữa ban ngày. Từ ngày 5/11 đến nay chuyển sang đi ban đêm. Đêm nào nhiều thì 7-8 xe, đêm nào ít thì 4 xe. Tất cả đều đi về hướng  huyện Lạc Sơn. Những người am hiểu hơn cho biết: bình quân mỗi ngày 4 xe, mỗi xe khoảng 15m3, tổng cộng là 60m3, với giá bán 800.000 đồng/m3, trừ chi phí mỗi ngày chủ lò cũng đút túi ngót nghét 20 triệu đồng, vì ông ta không phải đóng thuế cho Nhà nước. Có người đã từng làm thuê ở đây còn thầm thì: Bình quân mỗi ngày lò này dùng 15-16kg thuốc nổ. Đã khai thác trái phép thì chắc chắn là thuốc nổ trôi nổi trên thị trường. Thêm nữa, người dân địa phương khẳng định: trên địa bàn xóm Vọ và xóm Nghìa có ít nhất 4 điểm khai thác than trái phép khác đang hoạt động.

Thực tế trên cho thấy, tình trạng khai thác than “thổ phỉ” trên địa bàn xã Cuối Hạ đã trở thành vấn đề đáng báo động, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, mà trực tiếp là cấp uỷ, chính quyền và các ngành chức năng huyện Kim Bôi. Bởi khai thác than trái phép không chỉ gây thất thoát tài nguyên, khoáng sản mà ngân sách nhà nước cũng bị thất thu. Việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ cũng bị các chủ lò làm ngơ. Môi trường sản xuất và đời sống của người dân đang từng ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

                                                                     Đức Phượng 

 

 

 

Các tin khác


Về Hà Giang ăn cháo... Ấu Tẩu

Đến Hà Giang mà chưa đi cao nguyên đá Đồng Văn, chưa ăn miếng thịt to, chưa uống bát rượu đầy, chưa ăn bát cháo độc dược... thì coi như chưa đến. Anh bạn đồng nghiệp đã khẳng định chắc nịch ngay khi chúng tôi vừa đặt chân lên mảnh đất này.

Đường Trường Sơn huyền thoại

Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.

Nhà tù Sơn La - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi được ví như "địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng đã từng giam cầm, đày ải những người yêu nước và chiến sỹ cộng sản. Ngày nay, di tích này là "địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong cả nước.

Gặp gỡ chiến sỹ Điện Biên

Các cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều ở tuổi xưa nay hiếm. Nhưng với họ, thanh xuân hào hùng của một thời hoa lửa và ký ức về những ngày tháng gian khổ mà rất đỗi tự hào năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.

Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục