Cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, yếu kém ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ phát triển KT-XH của xã Đồng Nghê (Đà Bắc).  ảnh: Một góc trung tâm xã Đồng Nghê.

Cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, yếu kém ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ phát triển KT-XH của xã Đồng Nghê (Đà Bắc). ảnh: Một góc trung tâm xã Đồng Nghê.

(HBĐT) - Đó là tâm trạng của bất cứ ai khi đến Đồng Nghê, xã nằm cách trung tâm huyện Đà Bắc trên 80 km, xã vùng hồ Hòa Bình có địa bàn giáp ranh với các xã Mường Bang, Nam Phong (Phù Yên - Sơn La) và Kim Thượng (Tân Sơn - Phú Thọ).

 

Với diện tích trên 3.225 ha, nhưng do địa hình đồi, núi, sông, suối chia cắt nên diện tích đất ở của Đồng Nghê chỉ có, 30,4 ha đất dành để xây dựng các công trình công cộng. Diện tích đất lúa ít với 26,76 ha, còn lại hơn 2.668 ha đất trồng màu chủ yếu trồng ngô. Với trên 2.617 ha đất lâm nghiệp nhưng đất rừng sản xuất cũng chỉ chiếm trên 50%, còn lại là rừng tự nhiên và phòng hộ. Diện tích ao, hồ có khoảng 46 ha nhưng người dân ở đây chỉ khai thác, đánh bắt thủy sản tự nhiên, việc nuôi thủy sản chưa phát triển. Do sản xuất chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp nên tỷ lệ hộ nghèo ở Đồng Nghê chiếm tới 60,4%; thu nhập bình quân đầu người mới đạt 11 triệu đồng/năm. Hiện xã chỉ đạt 9/19 tiêu chí về xây dựng NTM.

 

Làm gì để XĐ-GN bền vững, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của dân cư trên địa bàn là vấn đề hết sức trăn trở của cấp ủy, chính quyền xã. Được Nhà nước quan tâm đầu tư, đến nay, 96% hộ dân ở Đồng Nghê đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã, trường học, trạm y tế được xây dựng khá khang trang. Đặc biệt, gần 100 học sinh có nhà ở bán trú và được hỗ trợ gạo, tiền ăn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tuyến đường 433 cơ bản hoàn thành giúp việc đi lại, giao thương thuận lợi hơn... Nhưng đánh giá tổng thể, cơ sở hạ tầng KT-XH yếu kém, nhất là đối với hệ thống đường GTNT là nguyên nhân chính dẫn đến kinh tế ở Đồng Nghê chậm phát triển. Chủ tịch UBND xã Đặng Minh Tấn chia sẻ: “Không kể hơn 1 km nối liền đường 433 với trung tâm xã, các tuyến đường liên xóm từ ấm, Co Lai, Nghê, Đăm, Lài, Mọc Trong, Mọc Ngoài, đa số là đường dân sinh, vào mùa mưa bão đi lại rất khó khăn. Toàn xã có trên 242 ha ngô với sản lượng hàng năm đạt trên 720 tấn cùng hơn 1.491 ha đất rừng sản xuất nhưng sản phẩm làm ra rất khó tiêu thụ vì xa trung tâm huyện và đường sá đi lại rất khó khăn. Cũng vì thế mà hạt ngô, cây keo đến kỳ thu hoạch thường bị tư thương ép giá”.

 

Nhọc nhằn, vất vả nhất ở Đồng Nghê là cuộc sống của người dân xóm Lài, Trưởng Công an xã Bùi Văn Thọ - người luôn bám sát cơ sở để xây dựng phong trào toàn dân BVANTQ giãi bày: Nằm cách trung tâm xã hơn 10 km, khi có mưa bão thì xóm Lài gần như bị cách ly với các xóm khác trong xã vì đường liên xóm không thể đi lại được. Đặc biệt, trận lũ quét vào trung tuần tháng 4 vừa qua làm đất, đá sạt lở gần như kín mặt đường khiến việc đi lại càng thêm khó khăn. Xóm có chi trường tiểu học nhưng đã xuống cấp vì xây dựng từ lâu và chưa có chi trường mầm non nên học sinh phải đi học ở xóm Đăm cách đó hơn 4 km. Vào những ngày mưa lớn, các cháu phải nghỉ học vì không thể đi lại được. Là vựa ngô của xã nhưng việc vận chuyển, tiêu thụ khó khăn nên cả xóm có 17 hộ thì có 16 hộ nghèo và 1 hộ cận nghèo. Có những hộ không đủ tiền để mua những đồ dùng thiết yếu như chăn, màn. Đã có lần, Ban Công an xã tặng chăn, áo ấm giúp người dân bảo vệ sức khỏe khi xảy ra rét đậm, rét hại.

 

Dù còn nghèo khó nhưng người dân xóm Lài nói riêng và xã Đồng Nghê nói chung đều một lòng theo Đảng. Những năm qua, ANTT trên địa bàn luôn ổn định và giữ vững. Đặc biệt, địa bàn giáp ranh với xóm Khoáng, xã Mường Bang , còn gọi là “xóm không chồng” do hầu hết đàn ông đã chết vì nghiện ma túy và là điểm nóng về tội phạm, tệ nạn ma túy của huyện Phù Yên  (Sơn La) nhưng toàn xã Đồng Nghê chỉ có duy nhất một người đến làm rể nghiện ma túy.

 

Trong thực tế, cấp ủy, chính quyền và người dân Đồng Nghê đã có nhiều nỗ lực nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế. Thông qua các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, mấy năm qua, năng suất lúa, ngô của xã bình quân đạt 30 tạ/ha, sản lượng lương thực cây có hạt năm 2015 đạt 931,2 tấn. Với diện tích chăn thả lớn, xã đã có 779 con trâu, bò, trên 4.200 con gia cầm. Đồng thời, làm tốt công tác trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng với độ che phủ đạt 67%... Tuy nhiên, giảm nghèo bền vững và tiến tới làm giàu ở Đồng Nghê dường như vẫn là bài toán chưa có lời giải.

 

Qua các chuyến thị sát của lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành đã có nhiều ý kiến cho lộ trình phát triển của Đồng Nghê. Đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là đường GTNT tạo điều kiện thuận lợi để mở mang giao thương, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm sản là nhu cầu bức thiết rất cần được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước. Với diện tích chăn thả lớn nhưng tính bình quân mỗi hộ ở Đồng Nghê chỉ có 2 con trâu, bò; nuôi dê cũng mới phát triển và mang tính nhỏ lẻ, diện tích ao, hồ trên 46 ha nhưng mới chỉ dừng lại ở hoạt động đánh bắt thủy sản tự nhiên. Bởi vậy, trang bị kiến thức, hỗ trợ giống, vốn giúp người dân xây dựng và nhân rộng mô hình chăn nuôi đại gia súc và nuôi thủy sản (nuôi cá lồng) chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Về trồng trọt, với cây trồng chủ lực là lúa, ngô rất cần có các nhà khoa học nghiên cứu, đánh giá khí hậu, thổ nhưỡng để tìm loại cây trồng phù hợp, có sản lượng và giá trị kinh tế cao giúp người dân thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa. Một yếu tố quan trọng khác là cấp ủy, chính quyền và đội ngũ CB,ĐV phải nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế hộ. Tăng cường học tập, nghiên cứu, tìm hiểu để rút kinh nghiệm những cách làm hay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh nhằm ứng dụng hiệu quả vào thực tế của xã. Đặc biệt, CB,ĐV phải là những người đi đầu gương mẫu và có mô hình tiêu biểu làm gương cho nhân dân học tập, noi theo để thoát nghèo nhanh và bền vững.

 

 

                                                                        Đức Phượng

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục