Đoàn cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình trong lần đến thăm, viếng nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến (Quảng Bình).

Đoàn cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình trong lần đến thăm, viếng nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến (Quảng Bình).

(HBĐT) - Trong chuyến về Quảng Bình mùa này, câu hát một thời về mảnh đất miền Trung gió Lào cát trắng cứ vang lên da diết “Quảng Bình quê ta ơi/ Giữ lấy đất trời của quê hương ta/Giữ lấy những gì mà ta yêu quý/ Quảng Bình quê ta ơi...”. Mảnh đất ở vùng eo thắt nhất của đất nước hình chữ S luôn có bao điều kỳ thú, hấp dẫn đối với du khách muôn phương...

 

Không chỉ là đèo Ngang - Hoành Sơn Quan gắn với bài thơ danh tiếng của Bà Huyện Thanh Quan hay động Phong Nha - Kẻ Bàng, Sơn Đoòng nổi tiếng trong và ngoài nước mà miền đất này còn gắn với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước cùng bao chiến công lẫy lừng. Là dòng sông Nhật Lệ, quê hương Bảo Ninh và mẹ Suốt anh hùng, đại đội pháo anh hùng và các cô gái Ngư Thủy, là thành phố Đồng Hới xinh đẹp bên bờ biển Đông, mang trong mình bao dấu ấn của một thời đánh Mỹ. Hang Tám Cô, sông Gianh, bến phà Long Đại... Mảnh đất “địa linh nhân kiệt” cũng là nơi sinh ra và lớn lên của nhiều nhân vật lịch sử mà mỗi lần nhắc đến bao người con đất Việt lại trào lên niềm thành kính, biết ơn. Có người tên tuổi, tài đức, chiến công, sự nổi tiếng còn vượt ra khỏi đất nước và được bạn bè quốc tế kính phục. Nơi làng quê An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy là nơi chôn nhau, cắt rốn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Từ làng quê bên dòng sông Kiến Giang trong xanh, Đại tướng đã lớn lên, đi vào cuộc đấu tranh cách mạng và có những đóng góp vô cùng to lớn cho non sông Việt Nam.

 

Từ tháng 10/2013, Quảng Bình và Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch được biết đến nhiều hơn khi được chọn là nơi yên nghỉ ngàn năm của Đại tướng. Cũng vì thế, chuyến vào thăm viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến mỗi thành viên trong đoàn  cán bộ, phóng viên có bao điều tha thiết. Một thành viên trong đoàn chia sẻ: Quảng Trạch là quê chồng và nay miền quê này là “địa chỉ đỏ” cho bao người con đất Việt muốn hành hương nên thấy thấm thía thêm về ý nghĩa   vô cùng cho chuyến đi. Đã có người được vinh hạnh đến nơi đây từ tháng 10/2013 nhưng cũng có người lần đầu đến nơi này. Tuy thế, trước khi đi, họ đã được “gặp”, làm quen Vũng Chùa - Đảo Yến một trong những địa chỉ gần gũi, thân thương qua sách báo, phim, ảnh...

 

Thật xúc động, bình minh nơi đây nắng nhẹ, ấm áp và thanh bình đến lạ. Mới sáng sớm mà đã có nhiều đoàn du khách cùng đến thăm viếng Đại tướng. Có đoàn là các bạn trẻ trong màu áo tình nguyện, có đoàn từ các tỉnh vùng Nam Bộ, Tây Nguyên. Một đoàn khác là các nữ CCB, ai cũng đeo huy hiệu CCB rất trang trọng. Nhìn khuôn mặt của họ, có bao điều thành kính. Với riêng họ, có điều ký thác thiêng liêng hơn các đoàn khác: Là CCB, lần đến thăm viếng này dồn nén bao tình cảm dành cho người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chỉ là những đóa hoa cúc còn đẫm sương mai, ai cũng muốn tận tay dâng đặt trước mộ Người và được thắp nén tâm nhang tri ân, tưởng nhớ một Đại tướng có công lao to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng cuộc sống hạnh phúc hôm nay. Đứng trên mảnh đất linh thiêng này, ai cũng xúc động vô cùng. Trong ký ức thoáng hiện lên những hình ảnh, khoảng khắc lịch sử gắn với Đại tướng và bên cạnh đó là ký ức những ngày cả nước chìm trong đau thương - ngày Đại tướng từ trần. Khu rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng), chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống Mỹ và mùa xuân 1975, những dòng người đổ về con đường Hoàng Diệu - nơi có ngôi nhà của Đại tướng... Những lời thơ, câu hát và câu đối về Đại tướng cứ trở về trong tâm tưởng: “Võ công truyền Quốc sử/Văn đức quán nhân tâm”, “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.

 

Mỗi người đến đây là thăm viếng Đại tướng đều có chung tâm cảm: thật thiêng liêng, thành kính nhưng cũng thật gần gũi,  tha thiết, thân thương, ấm áp như đến với người cha, người ông đang yên nghỉ bên bờ biển xanh ngàn năm sóng vỗ rì rào. Đã có những giọt lệ rơm rớm bờ mi, khi được nhận nén hương thơm từ tay các chiến sĩ đồn     biên phòng Ròon để dâng lên lư hương   viếng Người... Được biết, từ ngày Đại tướng về với đất mẹ Quảng Bình (13/10/2013), đến nay đã có hàng triệu lượt người khắp mọi miền đất nước hành hương về đây. Từ đầu năm 2016 đến nay đã có hàng trăm nghìn lượt người đến thăm viếng Đại tướng. Trong đó, riêng 3 ngày Tết Bính Thân đã có 40.000 người đến Vũng Chùa - Đảo Yến để dâng hoa. Hoa đào, hoa mai, hoa ban và các loài hoa trên mọi miền đất nước đã nở thắm khuôn viên này... Màu xanh của biển cả, của rừng cây trên núi Thọ Sơn như hòa quyện, ru giấc ngủ ngàn năm vị Đại tướng của nhân dân... Để mỗi lần được đến đây, mỗi người con đất Việt không chỉ được hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ, với biển và rừng cùng khúc hát ngàn đời của biển cả mà còn được lắng đọng, thấm sâu tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, ánh sáng từ vị Đại tướng muôn vàn kính yêu của dân tộc.

 

 

                                                                              Bùi Huy

 

 

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục