Anh Lưu Chí Dũng (bìa trái), nạn nhân trong vụ chìm tàu, cảm ơn những ân nhân đã cứu sống 8 người trong gia đình anh

Anh Lưu Chí Dũng (bìa trái), nạn nhân trong vụ chìm tàu, cảm ơn những ân nhân đã cứu sống 8 người trong gia đình anh

Sự có mặt kịp thời cùng với tinh thần dũng cảm quên mình của những thuyền viên trên 2 chiếc cano và 2 tàu du lịch đã cứu sống 53 con người trong đêm tối giữa sông Hàn. Ngay sau cuộc tìm kiếm 3 người mất tích kết thúc, chúng tôi đã tìm đến họ...

Những người hùng sông nước

Đến cảng Sông Hàn giữa ngày nắng cháy. Những chiếc tàu du lịch và cano cao tốc của các công ty hoạt động du lịch trên sông Hàn nằm sắp hàng dài trên bến cảng. Khác với vẻ nhộn nhịp ngày thường, mấy ngày nay bến cảng hiu quạnh.

 

Ông Đặng Ngọc Anh (52 tuổi, trú Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) là thuyền trưởng tàu Sông Hàn 1 ĐNa 0523 kể lại phút giây kinh hoàng, mà theo ông, với 43 năm làm nghề biển, ông chưa từng chứng kiến. Ông Anh kể, khoảng 20 giờ, tàu Sông Hàn 1 đưa khách từ cầu Rồng xuôi về bến cảng, khi đến đoạn cầu Sông Hàn, đứng trên mũi tàu để hướng dẫn thì thấy một chiếc tàu du lịch có đèn sáng chạy hướng ngược lại cách đó chừng 500m. Tuy nhiên, ngay lúc đó, ánh đèn phụt tắt. Linh tính của một người có 43 năm kinh nghiệm sông biển, ông biết có chuyện không lành xảy ra nên ông liền hét lớn “có tàu chìm” và yêu cầu tài công Lê Văn Lực mở hết tốc độ chạy về hướng con tàu gặp nạn.

 

Lúc này, 2 chiếc cano cao tốc ĐNa 0544 của Công ty Du lịch Biển đảo Việt và cano ĐNa 0577 Công ty Du lịch Phú Quý cùng tàu du lịch Hàn Giang 2 cũng có mặt. Tại đây, ông Anh và ông Lê Công Chí - Thuyền trưởng tàu Thảo Vân 2 (tàu bị chìm) liên tục bơi kéo những người dưới nước về chiếc phao bè để họ bám vào rồi đưa về tàu Hàn Giang, về cano đang đậu sẵn. Cứ thế, ông Anh và ông Chí bơi đi cứu người.

 

Ngồi thẫn thờ trên tàu, nước da cháy sạm, anh Mai Viết Dụng (28 tuổi), chủ cano Biển đảo Việt - một trong 2 chiếc cano có mặt sớm nhất, kể lại giây phút kinh hoàng: “Lúc sự cố xảy ra, cano của tôi đang chở 19 du khách tham quan sông Hàn. Khi vừa đến đoạn cầu sông Hàn thì nghe tiếng nhiều người kêu cứu nên mở hết tốc lực chạy đến. Đến nơi, tôi cầm vô lăng để anh Nguyễn Khánh Trường (33 tuổi, Thuyền trưởng cano ĐNa 0544) lao xuống cứu người. Một vài phút sau, thuyền trưởng Nguyễn Khánh Trường cùng mấy người nữa đưa em bé Bảo Hân, 6 tuổi, lên cano trong tình trạng đã tắt thở, tôi liền hô hấp nhân tạo và em thở được. Thấy em bé nguy kịch, tôi dùng cano chạy hết tốc lực để đưa cháu bé đi cấp cứu tại Bệnh viện Sơn Trà gần đó rồi quay lại tiếp tục cứu người”.

 

Cuộc trùng phùng giữa nạn nhân và ân nhân

Anh Lê Văn Hoa (23 tuổi), thuyền phó cano ĐNa 0577 của Công ty Du lịch Phú Quý, kể: “Lúc đó cano tôi đang nổ máy chuẩn bị đưa khách đi xem cầu Rồng phun lửa, bất ngờ nghe kêu cứu, tôi cùng anh ruột Lê Văn Phú mở hết ga chạy đến hiện trường để cứu người.

 

Tối đó, sau khi cứu hết người và quay về, tôi gặp một anh thanh niên, sau này mới biết là anh Tài, bố em Nguyễn Lưu Bảo Hân, một mực theo tàu tìm kiếm con. Tối hôm đó, tôi chở ảnh đi khắp sông Hàn để dò nhưng bặt tin...”.

Sáng 6-6, anh Lưu Chí Dũng (40 tuổi, du khách đến từ Hà Nội) cùng em rể Nguyễn Văn Tài đến cảng Sông Hàn hỏi tìm chủ hai chiếc cano cứu nạn trong đêm. Đến nơi, anh Tài nhận ra ngay thuyền phó Lê Văn Hoa, người đã chở anh đêm qua đi tìm con trên sông. Sau một hồi hỏi chuyện, anh Tài biết anh Mai Viết Dụng là người đã giành lại mạng sống của cháu Bảo Hân, con gái anh, khỏi tay tử thần.

 

Anh Lưu Chí Dũng cho biết, sau khi cháu Bảo Hân được cano của anh Dụng đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Sơn Trà, gia đình thất lạc cháu từ đó. Cả nhà chạy khắp các bệnh viện để tìm nhưng vô vọng. Lúc đó, một người xe ôm cho biết có một em bé đang cấp cứu tại Bệnh viện Sơn Trà và chở miễn phí bố anh đến bệnh viện và gặp cháu Bảo Hân ở đó. Trong khi đó, đang trong tình trạng vô vọng, anh Dũng cũng được một anh công an chở anh đi khắp nơi, suốt 2 tiếng để tìm con. Sau đó, nghe tin ở Bệnh viện Sơn Trà có cấp cứu 1 em bé thì anh công an chở anh Dũng đến bệnh viện và vô cùng vui mừng khi biết cháu mình còn sống.

 

“Suốt đời này, gia đình chúng tôi không bao giờ quên ơn các anh ấy. Qua sự việc này, gia đình tôi cảm tạ nhân dân Đà Nẵng, họ sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi trong quá trình tìm kiếm người thân. Tôi xin đa tạ!” - anh Dũng rơm rớm nước mắt.

Tối 7-6, trao đổi với PV Báo SGGP, bác sĩ Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết, 28/29 nạn nhân trong vụ chìm tàu Thảo Vân 2 trên sông Hàn (TP Đà Nẵng) đã xuất viện. Hiện chỉ còn 1 nạn nhân duy nhất là Tiến sĩ ONG TAH FATT, giảng viên cao cấp Khoa Khoa học thể thao và giải trí, Trường Đại học MARA - Malaysia. Hiện tình trạng sức khỏe của ông đang tiến triển rất tốt.

Tối cùng ngày, bác sĩ Nguyễn Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng cho biết, toàn bộ 12 bệnh nhi là nạn nhân trong vụ chìm tàu du lịch trên sông Hàn hôm 4-6 đưa vào cấp cứu tại bệnh viện sức khỏe đã ổn định và xuất viện.

Như vậy, đến nay chỉ còn 1 nạn nhân duy nhất trong vụ chìm tàu du lịch trên sông Hàn còn điều trị tại bệnh viện.

 

 

 

                                                                          Theo SGGP

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục