Đồng chí Nguyễn Ngọc Khiêm Bí thư Đoàn trường THPT DTNT tỉnh trao đổi với các đoàn viên về những dự định lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Khiêm Bí thư Đoàn trường THPT DTNT tỉnh trao đổi với các đoàn viên về những dự định lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.

(HBĐT) - Ngoài “kho” kiến thức tích lũy được qua 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, hàng ngày các cô, cậu học trò còn được tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác từ các phương tiện truyền thông, hoạt động xã hội mang tính trải nghiệm... tuy nhiên, phần đông trong giới trẻ hiện nay vẫn loay hoay trước ngưỡng cửa “vào đời”.

Mông lung với việc... chọn nghề

Những ngày này năm trước mỗi bữa cơm chiều gia đình chị Loan, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) lại rôm rả bàn chuyện học, chuyện thi rồi đăng ký nguyện vọng vào trường  đại học nào...  Chẳng là cậu ấm nhà chị đã hoàn thành 12 năm đèn sách ở bậc học phổ thông. Cháu là học sinh của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, đạt học sinh giỏi quốc gia môn hóa học. Theo thông tin từ phía nhà trường, cháu được tuyển thẳng vào một số trường đại học trong nước và đạt tiêu chuẩn “du học” tại Liên bang Nga. Với nhiều học sinh khác thì cụm từ “du học” là một giấc mơ, tuy nhiên con trai của chị Loan lại hết sức cẩn trọng, chùng chình. Đã làm hồ sơ rồi lại rút, bàn đi, tính lại cả tháng với  các trường đại học Y, dược, Bách khoa rồi cuối cùng cháu chọn đại học Dược. Giờ đã học qua năm thứ nhất, dẫu không than phiền về chuyện học hành vất vả nhưng có vẻ con trai chị Loan vẫn không mấy hài lòng với con đường mà mình đang theo đuổi.

 

Đó là sự lựa chọn của một cậu trò giỏi, còn với những học sinh có học lực trung bình, nếu không muốn nói có phần hơi đuối thì đó là chuyện thực sự đáng bàn. Đây là chuyện mà một nhóm bạn đang theo học lớp 12 tại trường THPT Lạc Long Quân đang thảo luận sôi nổi. Vì sức học ở mức trung bình nên khi đăng ký nguyện vọng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2016, em thực sự “rối như tơ vò”. Đăng ký  ở các trường top đầu như Đại học Bách khoa, Y, Dược, Ngoại thương thì sợ không đủ sức “chọi” mà đăng ký ở các trường không mấy tiếng tăm lại vào những khoa ít người muốn lựa chọn thì sợ  khi ra trường không tìm nổi việc làm. Dẫu vậy nhưng không em nào  trong nhóm lựa chọn phương án học nghề bởi các em cùng chung một tư tưởng: phải biết được cổng trường đại học cao hay thấp!!! Còn chuyện học nghề - có thể nhưng sẽ là lựa chọn cuối cùng.

 

Chưa xác định được nhu cầu xã hội trong lĩnh vực lao động, việc làm

Đó là nhận xét của đội ngũ cán bộ, giáo viên Trung tâm  Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp tỉnh qua quá trình làm công tác tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh năm 2016 ở các trường: THPT Lương Sơn, THPT nam Lương Sơn; THPT Sào Báy (Kim Bôi), THPT Ngô Quyền, THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình); THPT Mường Chiềng,  THPT Yên Hòa, THPT Đà Bắc  với sự tham gia của 1.473 học sinh khối lớp 12 . Trong nội dung tư vấn hướng nghiệp, giáo viên cung cấp cho học sinh tìm hiểu về nghề nghiệp, tiếp đó hướng dẫn cho học sinh xây dựng, thực hiện kế hoạch, học tập, nghề nghiệp. Qua đó giúp các em định hướng rõ được sở thích, giá trị của bản thân, điều kiện  của gia đình... biết được khối thi, các trường đào tạo, những yêu cầu nghề đối với người lao động để các em xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân. Tại buổi tư vấn này, giáo viên giới thiệu cho học sinh những thông tin mới nhất về tuyển sinh, thị trường lao động. Giáo viên chuẩn bị các tets (phiếu tìm hiểu nguyện vọng nghề nghiệp) để học sinh trả lời. Qua những buổi tư vấn hướng nghiệp đó, nhóm cán bộ, giáo viên đã có chung một nhận định: Không phải tất cả, nhưng phần lớn các em chưa xác định rõ được nhu cầu của xã hội trong lĩnh vực lao động, việc làm, chưa đủ khả năng quyết đoán  để lựa chọn con đường đi phù hợp với bản thân, gia đình và đó cũng một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đăng ký dự tuyển vào các trường đại học luôn ở tình trạng cao ngất ngưởng. Với quy định tuyển sinh đại học, cao đẳng như hiện nay, việc lựa chọn để đủ điểm đỗ vào một trường đại học không quá khó. Thế nhưng cái khó lại được đẩy về sau, đó là tình trạng hàng trăm, hàng ngàn sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm. Trong khi tại các sàn giao dịch việc làm được tổ chức thường niên ở các huyện, thành phố trong tỉnh thường không tuyển đủ nguồn nhân lực như mong muốn vì quá ít lao động có tay nghề.

 

Để từng bước khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” và trước mắt là giúp các em vững vàng, tự tin và sáng suốt hơn trong việc chọn nghề nghiệp cần có sự hỗ trợ đắc lực từ các bậc phụ huynh. Phía nhà trường cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tư vấn hướng nghiệp, góp phần làm chuyển biến nhận thức của học sinh trong việc lựa chọn ngành học, trường học trong mỗi mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đó là là nền tảng tốt để các em vững bước vào tương lai.

 

                                                                             

 

                                                                              Thúy Hằng

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục