(HBĐT) - Nghĩ về thầy, nét nghĩa đầu tiên của danh từ này dành chỉ người được đào tạo có năng lực sư phạm. Đời của mỗi người, ai cũng có thầy. Không ai có thể nhớ hết khuôn mặt, tên thầy của quãng đời đi học. Song tình nghĩa trong lòng trò nghĩ về thầy vẫn luôn nuôi nhớ.


Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 là thể hiện truyền thống trọng thầy. Sự trọng thầy đã có hàng ngàn năm là giá trị của văn hiến dân tộc Việt Nam.
Từ xa xưa, câu nói "Không thầy đố mày làm nên” là sự khẳng định của người thầy.
Sự đúng mực, tròn bổn phận của người hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, biết trân trọng thầy là sự biểu thị của người công dân có giáo dục, văn hóa, nề nếp gia phong. Những con người ấy sẽ sống có nghĩa, có tín, thủy chung, rất mực trung thành với Tổ quốc, sự học của mỗi người như những nấc thang trí thức mà mỗi người tùy theo sức học. Có học trò giỏi hơn thầy là niềm vinh hạnh, hạnh phúc của thầy. Làm thầy xưa nay là nghề dạy học thanh cao, thanh bạch nhưng chẳng mấy thanh nhàn. Mới đây, trên vùng cao Hang Kia (Mai Châu) các cô, các thầy hình ảnh cõng chữ lên mây. Các thầy đi tìm học sinh đang ngồi trên lưng trâu mà tóc vờn gió núi, đầu đội mây trời, vận động học sinh về lớp rồi các thầy cắt tóc, các cô tắm gội cho các em. Những bữa cơm còn thiếu dinh dưỡng nhưng đầy ắp tình người. Thế mà có ít người vì mưu lợi cá nhân bán rẻ lương tâm, làm vấy bẩn lên công việc trồng người. Thật đáng tiếc.
Có người ví làm thầy như bãi cát dài đỡ mình cho những con sóng, con sóng sau đưa đi con sóng trước. Làm thầy là làm người lữ hành, là người đưa đò. Khách sang sông ông lái về bến cũ một đời bạn hữu với trăng nước mênh mông. Thế mà thầy của ta hàng ngày nhẫn nại bươn trải trong cái thiếu thốn để đón trò, những học trò nhỏ ở các lớp mẫu giáo, tiểu học với tình cảm thân thương và chia sẻ ân tình sau những cơn bão, lũ, sạt lở. Các thầy, các cô lại xắn quần, lặn lội cào bùn, sửa lại lớp, đến từng nhà động viên phụ huynh dẫn dắt các em đến trường của các cô giáo vùng cao Đà Bắc.
Những thầy giáo đến Hòa Bình vào tháng 10/1959 vẫn mãi đinh ninh lời Bác Hồ dạy khi Bác đến thăm đoàn giáo viên xung phong đi miền núi: "Các cháu đã xung phong thì xung phong cho đến nơi đến chốn”. Thế hệ thầy giáo ấy có người đã mất, đã già nhưng 60 năm rồi vẫn làm việc đến nơi đến chốn. Họ vẫn tâm niệm:
Bao nhiêu viên phấn đã mòn
Bao nhiêu giáo án đã sờn qua tay
Bây giờ tóc bạc như mây
Giữ gìn nhân cách cho đầy niềm vui.
Cuộc đời làm thầy không mong được học trò trả ơn. Vì ơn thầy làm sao đếm được, chẳng tính được bằng tiền bạc lại không thể đánh đổi trao tay. Bác Hồ đã dạy: Làm thầy là làm "người anh hùng vô danh”. Người thầy chân chính mong sao những học trò mình đã dạy làm nên sự nghiệp vẻ vang hay làm người công dân tốt trên mọi lĩnh vực.
Người thầy luôn đòi hỏi phải được thể hiện trong lời ăn tiếng nói, trong phong cách. Thầy phải nghiêm trang mà không kiêu bạc, chan hòa mà không suồng sã, gần gũi và vẫn giữ được khoảng cách thầy và trò.
Nhân ngày 20/11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, người thầy một đời dạy học vẫn luôn nghĩ đến các lớp học trò dù ở lứa tuổi nào, cương vị nào, hành trang vào đời vẫn lung linh hình ảnh người thầy với một tấm lòng biết ơn.


Văn Song (TTV)

Các tin khác


Xuân ấm

Gió xuân thổi nhẹ trên mấy cành đào phai. Lạ thật, chiều hôm trước trời còn se lạnh, những nụ hoa còn bọc kín bởi lớp vỏ khô cứng, vậy mà hôm nay những nụ hoa đã vụt lớn lên. Gió ấm mang sinh khí từ phía Đông, cùng với đó là những tia nắng mặt trời.

Lối về mùa xuân

Mùa đúng hẹn, thềm rải nắng đón nàng xuân về trong ban mai trong veo, tiết trời ấm áp chan hòa, vạn vật rộn ràng chào đón. Hơn từng ấy đời người, ta đã trải qua không biết bao nhiêu mùa xuân, ấy vậy mà cứ mỗi lần Xuân đến lòng lại bâng khuâng, xao xuyến.

Vì ta tin nhau

Hoài thuộc vào loại xinh gái nhất cơ quan theo như sự bình chọn của gần 30 chị em. Nhưng trớ trêu thay, cô lại phải qua "một lần đò” đầy đau khổ với người chồng vũ phu, bội bạc. Gần 40 tuổi, Hoài bắt đầu lại tất cả bằng chính đôi chân của mình. Không còn nhà lầu, xe hơi, sáng sáng cô đi làm bằng xe máy, mặc những bộ váy giản dị, dùng mỹ phẩm bình thường nhưng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi.

“Rau sạch”

Càng gần đến Tết Nguyên đán, cùng với tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài nên nhu cầu rau, củ, quả ở vùng "rừng xanh, núi đỏ” ngày càng tăng cao.

Anh vẫn hành quân

Cứ dịp tháng 12, khi về quê lại được nghe chú họ thổi sáo bài "Anh vẫn hành quân”(nhạc Huy Du, lời thơ Trần Hữu Thung). Chú không phải nghệ sĩ chuyên nghiệp, tuổi cũng không còn trẻ nhưng tiếng sáo rất khí thế như có hồn, bay bổng và vi vút đến không ngờ. Lúc mạnh mẽ trào dâng như đoàn quân băng băng về phía trước, lúc lại nhẹ nhàng, tha thướt, trữ tình như câu hát, tiếng sáo hay câu ca dao mộc mạc bay lượn trên những cánh đồng, vạt ngô xanh nơi đồng bãi quê nhà… "Anh vẫn hành quân/ Trên đường ra chiến dịch/ Mé đồi quê anh bước/ Trăng non ló đỉnh rừng/ Anh vẫn hành quân/ Lưng đèo qua bãi suối/ Súng ngang đầu anh gối/ Anh qua khắp tuyến đường…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục