(HBĐT) - Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời ngày 22/12/1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, tỉnh Cao Bằng. Buổi đầu có 34 chiến sỹ với 34 khẩu súng trường, súng kíp. Chỉ huy các anh là đồng chí Võ Nguyên Giáp, quân trang các anh ai có gì mặc nấy. Ra đời được 3 ngày, các anh đã làm cuộc tập kích đánh địch. Ngày 25 đánh đồn, Phai Khắt, ngày 26 đánh đồn Nà Ngần. Trận đánh đầu của các anh làm quân địch hoang mang bỏ chạy. Trận Phai Khắt, Nà Ngần quân ta thắng lợi, thu được vũ khí bổ sung. Các anh thừa thắng tiến lên chỉnh quân luyện tập củng cố lực lượng. Đến thu đông 1950, chiến dịch biên giới mở ra. Bác Hồ ra trận thị sát, động viên, các anh lại tràn đầy khí thế của đội quân cách mạng. Các chiến thắng đã cổ vũ lực lượng phát triển. Các chiến dịch Hà Nam Ninh, chiến dịch Hòa Bình. Chiến thắng nào các anh cũng được Bác viết thư gửi lời khen ngợi. Các anh dũng mạnh trèo đèo, lội suối lên Tây Bắc mở chiến dịch Điện Biên:

Chín năm làm một Điện Biên

Nên vòng hoa đỏ, nên thiên sử vàng.

Cả nước được giải phóng, các anh lại đi ở nông trường sản xuất chăn nuôi với tinh thần "Thực túc, binh cường”, nhưng kẻ thù bên kia giới tuyến 17 vẫn ngày đêm đàn áp nhân dân, đàn áp phong trào. Kẻ thù lại nuôi mộng thôn tính, gây rối, không cho nhân dân miền Bắc xây dựng đất nước sau 9 năm chiến tranh để có một miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội no ấm. Trước tình hình đó, các anh lại lên đường với tinh thần xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, đâu có giặc là ta cứ đi. Các anh ra đi nằm gai nếm mật với Trường Sơn, được Trường Sơn nuôi nấng, chở che. Có thể nói, mọi người dân Việt Nam ngày nay đều có mảnh hồn, mảnh tim gửi gắm ở Trường Sơn. Các anh cùng cả nước dồn sức cho miền Nam ruột thịt. Các anh xông trận không tiếc máu xương khi trong tay các anh đã có vũ khí hiện đại, xe tăng, đại bác, máy bay. Các anh vẫn phát huy phẩm chất anh bộ đội đánh địch với tinh thần dũng mạnh, kiên cường, bám lấy thắt lưng địch mà tiêu diệt.

Cuộc kháng chiến chống giặc trong giai đoạn vô cùng ác liệt, các anh đổ máu, hy sinh. Miền Bắc hậu phương tất cả cho miền Nam ruột thịt. Trận thắng cuối cùng, chiến dịch Hồ Chí Minh các anh đã giải phóng miền Nam, cả nước thu về một mối. Non sông từ:

Đầu trời đỉnh ngất Hà Giang

Cà Mau cuối đất mỡ màng phù sa

Trường Sơn chí lớn ông cha

Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào.

(Lê Anh Xuân)

Non sông gấm vóc vừa trải qua những năm chiến tranh tàn phá ác liệt, các anh chưa được nghỉ ngơi lại tiếp tục vai trò lịch sử đánh bọn xâm lược phía Nam, phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế. 75 vẻ vang sáng ngời lịch sử giữ nước. Đất nước muốn yên bình để dựng xây, lòng nhân dân muốn rời xa cuộc chiến tranh, khát khao sống yên lành. Những kẻ thù dù ở xa hay gần đều có một âm mưu thôn tính. Các anh lại lên đường đến biên cương giữ gìn bờ cõi, giữ yên bản làng. Biển Đông dậy sóng bởi âm mưu của ngoại bang, các anh lại vượt sóng ra khơi cầm chắc tay súng để giữ cho biển lặng. Bờ biển thềm lục địa là của ta mà cha ông ta qua bao đời trấn giữ. Hoàng Sa, Trường Sa là của ta, bao đời nay nhân dân ta qua bao triều đại giữ gìn, lịch sử đã chứng minh. Các anh kiên cường giữ gìn. 75 năm vẻ vang anh bộ đội Cụ Hồ:

Anh đến bà con thương

Anh đi bà con nhớ.

Đó là tình cảm cả nước giữa các anh với dân. Chưa có đâu dân gọi các anh là anh bộ đội với tấm lòng trìu mến, thân thương. 75 năm vẻ vang, bước chân các anh vẫn mãi mãi bước trên con đường trường chinh vạn dặm.

Văn song (TTV)


Các tin khác


Xuân ấm

Gió xuân thổi nhẹ trên mấy cành đào phai. Lạ thật, chiều hôm trước trời còn se lạnh, những nụ hoa còn bọc kín bởi lớp vỏ khô cứng, vậy mà hôm nay những nụ hoa đã vụt lớn lên. Gió ấm mang sinh khí từ phía Đông, cùng với đó là những tia nắng mặt trời.

Lối về mùa xuân

Mùa đúng hẹn, thềm rải nắng đón nàng xuân về trong ban mai trong veo, tiết trời ấm áp chan hòa, vạn vật rộn ràng chào đón. Hơn từng ấy đời người, ta đã trải qua không biết bao nhiêu mùa xuân, ấy vậy mà cứ mỗi lần Xuân đến lòng lại bâng khuâng, xao xuyến.

Vì ta tin nhau

Hoài thuộc vào loại xinh gái nhất cơ quan theo như sự bình chọn của gần 30 chị em. Nhưng trớ trêu thay, cô lại phải qua "một lần đò” đầy đau khổ với người chồng vũ phu, bội bạc. Gần 40 tuổi, Hoài bắt đầu lại tất cả bằng chính đôi chân của mình. Không còn nhà lầu, xe hơi, sáng sáng cô đi làm bằng xe máy, mặc những bộ váy giản dị, dùng mỹ phẩm bình thường nhưng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi.

“Rau sạch”

Càng gần đến Tết Nguyên đán, cùng với tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài nên nhu cầu rau, củ, quả ở vùng "rừng xanh, núi đỏ” ngày càng tăng cao.

Anh vẫn hành quân

Cứ dịp tháng 12, khi về quê lại được nghe chú họ thổi sáo bài "Anh vẫn hành quân”(nhạc Huy Du, lời thơ Trần Hữu Thung). Chú không phải nghệ sĩ chuyên nghiệp, tuổi cũng không còn trẻ nhưng tiếng sáo rất khí thế như có hồn, bay bổng và vi vút đến không ngờ. Lúc mạnh mẽ trào dâng như đoàn quân băng băng về phía trước, lúc lại nhẹ nhàng, tha thướt, trữ tình như câu hát, tiếng sáo hay câu ca dao mộc mạc bay lượn trên những cánh đồng, vạt ngô xanh nơi đồng bãi quê nhà… "Anh vẫn hành quân/ Trên đường ra chiến dịch/ Mé đồi quê anh bước/ Trăng non ló đỉnh rừng/ Anh vẫn hành quân/ Lưng đèo qua bãi suối/ Súng ngang đầu anh gối/ Anh qua khắp tuyến đường…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục