Ngày 9-2, tại thôn Sâm Linh Tây, xã Tam Quang, huyện Núi Thành (Quảng Nam), đã diễn ra lễ hội cầu ngư đầu xuân Canh Tý 2020.


Lễ hội cầu ngư tại vùng biển Quảng Nam

Nghi lễ nghinh thần cá ông từ cửa biển An Hòa.

Mở đầu phần lễ hội cầu ngư là lễ nghinh thần (rước thần) cá ông ở cửa biển An Hòa (thuộc xã Tam Quang). Kế theo đó là dâng hương và lễ cầu an đầu năm mới. Sau phần lễ, các ngư dân địa phương bắt đầu phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao…

Theo nhiều người cao tuổi ở đây cho biết, hằng năm, vào những ngày đầu năm mới, làng Sâm Riêng (thôn Sâm Linh Tây) đều tổ chức lễ hội cầu ngư để cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, sóng yên, biển lặng và đánh bắt được nhiều hải sản…

Ngư dân Phạm Xuân Lệ (SN 1971, ở thôn Sâm Linh Tây, chủ tàu cá QNa 90315 TS, hành nghề lưới vây) bộc bạch, sau lễ cầu ngư đầu năm, ngày mai, tàu cá của tôi cùng 11 thuyền viên sẽ vươn khơi đánh bắt hải sản ở ngư trường Hoàng Sa của Việt Nam. Để chuẩn bị chuyến ra khơi đầu năm mới 2020, tàu cá của ông Lệ đã tiếp bảy nghìn lít dầu, hơn 800 cây đá lạnh cùng nhiều nhu yếu phẩm khác, với tổng chi phí khoảng 140 triệu đồng.

Ngư dân thôn Sâm Linh Tây làm lễ cầu ngư.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Tam Quang Phan Vĩnh Tiến, lễ hội cầu ngư đầu năm có ý nghĩa trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân và đã trở thành lễ hội truyền thống của bà con ngư dân ở làng chài này. Lễ hội cầu ngư đầu năm không chỉ cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, đánh bắt được nhiều hải sản mà còn là dịp để các ngư dân giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và cùng sát cánh bên nhau trong quá trình vươn khơi, bám biển.

Theo thống kê của chính quyền địa phương, xã Tam Quang hiện có hơn 170 tàu thuyền có công suất từ 90CV trở lên, thường ra khơi đánh bắt hải sản ở hai ngư trường truyền thống Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam. Trong năm 2019, sản lượng đánh bắt toàn xã đạt được hơn 18 nghìn tấn hải sản. Theo kế hoạch, trong năm 2020, ngư dân xã Tam Quang phấn đấu đánh bắt được 19 nghìn tấn hải sản các loại…

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Đất nước tươi đẹp qua ảnh của Vũ Hải

Ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Hải - vừa nhận kỷ lục quốc gia ‘Người được nhiều giải thưởng triển lãm ảnh thế giới nhất’ - mang đến những khung cảnh khi mát lành, khi lộng lẫy về đất nước tươi đẹp, và những khoảnh khắc trân quý cuộc đời.

Đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, ấm áp

Kiên Giang có hơn 13% dân số là đồng bào Khmer (đứng thứ ba khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh) với khoảng 56.400 hộ, 238.000 nhân khẩu. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ 14 - 16/4/2023 (nhằm 24, 25 và 26 tháng 2 Âm lịch).

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh.

Kiến trúc độc đáo nhà dài truyền thống của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê sinh sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, ngoài ra còn có một số nhóm người Ê Đê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa… Từ thời xa xưa, người Ê Đê đã làm những ngôi nhà sàn dài để ở và tránh thú dữ. Nhà dài truyền thống Ê Đê đã đi vào sử thi, truyện cổ, âm nhạc, hội họa như những trang huyền thoại.

Khám phá di sản văn hóa nổi tiếng thế giới – Qua chuỗi 6 nước châu Âu “Ý – Thụy Sĩ – Pháp – Bỉ – Hà Lan – Đức”

Châu Âu đã quá nổi tiếng với quá trình xây dựng lịch sử văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời, mang đậm nét Hy Lạp cổ đại. Với bề dày lịch sử, các thành phố luôn là điểm thu hút đối với những du khách muốn tìm hiểu một trong những nền văn hóa và văn minh bậc nhất thế giới này.

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận?

Bạn có thể tự hào khi biết rằng ngoài 3 di sản thiên nhiên thế giới thì Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục