(HBĐT) - Hiện nay, huyện Lạc Thủy đang triển khai 27 công trình, dự án liên quan đến giải phóng mặt bằng (GPMB), trong đó, 6 dự án ngoài ngân sách và 21 dự án ngân sách Nhà nước với diện tích 771 ha (dự án Nhà nước thu hồi đất 158 ha, dự án thỏa thuận 592 ha). BTV Huyện uỷ đã tập trung chỉ đạo công tác GPMB. Đối với các dự án trọng điểm, huyện thành lập tổ công tác phối hợp chủ đầu tư để tập trung thực hiện, đến nay đã đạt được một số kết quả nhất định.


Dự án cụm công nghiệp Môi trường công nghệ cao Hòa Bình tại xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đang được thẩm định quy hoạch chi tiết, xây dựng tỷ lệ 1/500 và thẩm định nhu cầu sử dụng đất. Trong ảnh: Nhà máy xử lý chất thải của Công ty CP Môi trường Công nghệ cao Hòa Bình tại xã Đồng Tâm.

Dự án khu du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng Lạc Thủy của Công ty TNHH MTV Pacific Hòa Bình trên địa bàn xã Phú Nghĩa, tổng diện tích Nhà nước thu hồi 45,8 ha đất các loại. Diện tích thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất 68,4 ha. Đến nay đã thu hồi 114 ha, trong đó, Nhà nước thu hồi 45,8 ha. UBND huyện đã có Tờ trình số 32/TTr-UBND, ngày 8/4/2022 trình Sở TN&MT thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án chiếm 39% tổng diện tích dự án, nhà đầu tư tự thỏa thuận được 54,1 ha, chiếm 47,4% tổng diện tích. Dự án tuyến cáp treo Hương Bình tại xã Phú Nghĩa, tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 2,965 km (địa phận Hoà Bình 1,486 km; địa phận Hà Nội 1,479 km). Tổng diện tích sử dụng đất của dự án khoảng 35,05 ha, trong đó: diện tích thuộc địa bàn tỉnh Hoà Bình 17,19 ha; diện tích thuộc địa bàn TP Hà Nội 17,86 ha. Tổng diện tích GPMB của dự án 171.876,8 m2. Hiện đã thực hiện xong công tác GPMB và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Dự án nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện Hoà Bình tại xã Yên Bồng, tổng diện tích ảnh hưởng đến dự án khoảng 167 ha. Dự án có số vốn đăng ký đầu tư khoảng 8.002 tỷ đồng, bao gồm 3 hạng mục: Tuyến đường phục vụ khảo sát nghiên cứu xây dựng nhà máy kết hợp đường dân sinh từ chân núi Quèn Cốc đến bờ sông Bôi; nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ; cảng Xuân Thiện Lạc Thuỷ. Đến nay, hạng mục tuyến đường phục vụ khảo sát nghiên cứu xây dựng nhà máy, Hội đồng GPMB huyện đã lập phương án, phối hợp nhà đầu tư thực hiện chi trả 11,9 tỷ đồng; đã bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai thi công. Các hạng mục nhà máy sản xuất vôi và bội nhẹ, cảng Xuân Thiện đang được triển khai. Cụm công nghiệp Đồng Tâm đã GPMB 33,2/73,96 ha, đang tổ chức kê khai kiểm đếm lập phương án đối với diện tích còn lại, tính đến ngày 15/4/2022 đã kê khai được 7,9 ha...

Đồng chí Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị của huyện chủ động vào cuộc, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước. Huyện đã thành lập Tổ công tác hỗ trợ nhà đầu tư trong việc tính toán, xác định bồi thường hỗ trợ. Các thủ tục hành chính cơ bản bảo đảm, chất lượng công vụ được nâng lên. Cơ bản các hộ dân đồng thuận nhận tiền đền bù GPMB. Tuy nhiên có những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện. Các dự án ngoài ngân sách, có một số hộ dân đòi bồi thường gấp 10 lần so với hiện tại. Đất nông, lâm trường trả lại địa phương, các hộ dân đòi bồi thường gấp 2,5 lần so với mức quy định. Đền bù tài sản trên đất, nhất là lán trại. Các khu đấu giá quyền sử dụng đất, một số hộ dân yêu cầu bán chỉ định cho họ ở khu tái định cư. Bên cạnh đó, một số cấp ủy chưa tích cực vào cuộc. Tỉnh nên xem xét cơ chế hỗ trợ hộ dân do ảnh hưởng các công trình điện, việc hỗ trợ lán trại phục vụ sản xuất, kinh doanh tại các nông, lâm trường. Cùng với đó, cần có sự phối hợp vào cuộc của hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể, vì các hộ dân đều là hội viên của tổ chức. Huyện phấn đấu chậm nhất đến tháng 8/2022 sẽ khởi công các dự án trong ngân sách. Phối hợp nhà đầu tư triển khai khởi công tuyến cáp treo Hương Bình; dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng… đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh.

Lê Chung


Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục