(HBĐT) - Việc sử dụng nguồn ngân sách công đầu tư trong xây dựng các công trình cơ bản của huyện Cao Phong thời gian qua đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Các công trình được bàn giao đưa vào sử dụng không chỉ phát huy tối đa công năng mà còn tạo diện mạo mới nhiều khởi sắc cho huyện.


Công trình nhà đa năng và các hạng mục phụ trợ, trường TH&THCS Tây Phong (Cao Phong) được phê duyệt ngày 14/9/2021 với tổng mức đầu tư 6 tỷ đồng đã thi công đạt 95% khối lượng phần thô theo đúng tiến độ. 


Tính đến nay, các dự án do UBND huyện Cao Phong làm chủ đầu tư có 12 công trình, trong đó, 100% là công trình chuyển tiếp với nguồn ngân sách T.Ư 120 tỷ đồng cho 2 công trình, ngân sách tỉnh hơn 620 triệu đồng cho 10 công trình. Các dự án do Ban Quản lý (BQL) dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Cao Phong làm chủ đầu tư gồm 82 công trình, trong đó có 67 công trình chuyển tiếp. Cụ thể, 30 dự án đã hoàn thành, 4 công trình đã được đưa vào sử dụng, 26 công trình đang chờ bàn giao đưa vào sử dụng; còn 37 công trình đang trong quá trình thực hiện. Các dự án đầu tư xây dựng mới năm 2022 là 15 công trình, tổng mức đầu tư hơn 131 tỷ đồng, hiện đều trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 

Thực hiện công tác quản lý công trình xây dựng, tổng nguồn ngân sách được cấp năm 2022 hơn 200 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân hơn 35 tỷ đồng (đạt 17,28%). Quý I năm nay, BQL thực hiện quyết toán 4 công trình, gồm 1 công trình do UBND huyện làm chủ đầu tư và 3 công trình do BQL làm chủ đầu tư. Về tiến độ thi công, việc bàn giao mặt bằng đã được giải phóng cho đơn vị thi công đảm bảo đủ điều kiện để khởi công xây dựng công trình. Đồng thời, lập hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình. Trong quá trình thi công, BQL luôn sát sao, đôn đốc và chỉ đạo các đơn vị tư vấn giám sát, thi công công trình thực hiện đúng theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt và các tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ thi công được quy định trong hợp đồng. Chất lượng thi công công trình được BQL kiểm soát ngay từ khâu đầu vào. Tất cả nguyên vật liệu, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng được nghiệm thu, đảm bảo đủ số lượng, nguồn gốc rõ ràng, đúng chủng loại quy định trong hợp đồng.

Điển hình như công trình nhà đa năng và các hạng mục phụ trợ, trường TH&THCS Tây Phong được phê duyệt ngày 14/9/2021 với tổng mức đầu tư 6 tỷ đồng. Ông Đào Phúc Huê, Giám đốc Công ty TNHH MTV Phúc Lâm, đơn vị thi công công trình cho biết: "Hiện, công trình đã hoàn thành phần thô đạt 95% khối lượng. Do tình hình dịch Covid-19 nên đôi khi thiếu hụt nhân công thực hiện. Tuy nhiên, đơn vị vẫn linh hoạt, chủ động nhiều phương án đảm bảo tiến độ kế hoạch, chất lượng theo yêu cầu của chủ đầu tư. Quá trình thi công đều thực hiện đúng hồ sơ thiết kế và đảm bảo an toàn lao động”.

Quá trình thực hiện cũng gặp khó khăn nhất định. Nguồn vốn được phân bổ hàng năm còn hạn chế và kéo dài từ 1 - 3 năm nên một số doanh nghiệp thường kéo dài thời gian thi công để chờ vốn, ảnh hưởng đến tiến độ. Về phía nhà thầu, một số nhà thầu thiết kế trình độ, kinh nghiệm hạn chế, dẫn đến hồ sơ thiết kế còn sai sót; một vài công trình thi công chưa đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật còn phải khắc phục…

Đồng chí Nguyễn Văn Kỳ, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện cho biết: "Trong quý II/2022, huyện tập trung hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng các dự án đầu tư dở dang trong năm 2021 theo kế hoạch. Thực hiện các thủ tục đầu tư để khởi công sớm dự án có kế hoạch đầu tư năm 2022. Duy trì công tác quản lý chất lượng kỹ, mỹ thuật các dự án được giao. Nâng cao công tác quản lý an toàn lao động, kế hoạch bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy nổ trong thi công xây  dựng công trình, không để xảy ra sự cố trong quá trình thi công. Đồng thời, đẩy nhanh công tác quyết toán các dự án đã hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng”.


Thanh Sơn

Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục