Chuyển đổi số (CĐS) đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển. Thời gian qua, các cấp, ngành trong tỉnh đẩy mạnh ứng dụng và phát  triển công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần quan trọng phát triển   kinh tế - xã hội. 




Cán bộ VNPT Hòa Bình trao đổi về ứng dụng công nghệ thông tin bên lề hội nghị chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo.

Cùng với các địa phương trong tỉnh, việc thực hiện CĐS trên địa bàn huyện Yên Thủy được quan tâm thực hiện. Đồng chí Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin, Phó Ban chỉ đạo CĐS huyện Yên Thủy huyện cho biết: Ban chỉ đạo CĐS huyện tập trung thực hiện CĐS trên cả 3 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Thực hiện chính quyền số, huyện tổ chức triển khai hiệu quả Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, Hệ thống phần mềm một cửa điện tử, Hệ thống thư viện điện tử công vụ, Cổng dịch vụ công tỉnh, Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống phần mềm báo cáo Chính phủ, Hệ thống phần mềm báo cáo tỉnh. Hiện nay, 100% cơ quan nhà nước từ cấp xã trở lên được trang bị đủ máy vi tính cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác chuyên môn và vận hành các phần mềm thực hiện công tác chuyên môn. 100% cơ quan hành chính nhà nước thiết lập mạng nội bộ (LAN) và mạng internet băng thông rộng. 100% cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, UBND xã, thị trấn sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Toàn huyện có 13 điểm cầu truyền hình trực tiếp phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

Trong phát triển kinh tế số, huyện đã triển khai các giải pháp từng bước hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận, tham gia sàn thương mại điện tử, các nhóm bán hàng trên mạng xã hội; khai thác hiệu quả các website thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng xã hội số, thông qua các kênh giao tiếp, tiếp cận thông tin giữa chính quyền với người dân, hội nghị tập huấn, chuyên mục, chuyên trang, tổ công nghệ số cộng đồng, người dân từng bước tiếp cận, thay đổi nhận thức về CĐS, tạo lập tài khoản định danh cá nhân, thực hiện giải quyết thủ tục hành chính qua Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công tỉnh; thanh toán phí trực tuyến thông qua các ứng dụng, chủ động sử dụng các dịch vụ y tế khám, chữa bệnh từ xa...

Đồng chí Bùi Đức Nam, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyền đã quan tâm ban hành nhiều cơ chế, chính sách làm cơ sở cho việc triển khai CĐS, chính quyền số của các cơ quan nhà nước; tích cực đầu tư hạ tầng số, ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, nâng cao chất lượng phục vụ người dân.

Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn của các bộ, ngành, trong năm 2023, Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh đã tham mưu xây dựng, trình các văn bản nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT, CĐS trên địa bàn tỉnh. Công tác tuyên truyền, thúc đẩy CĐS được quan tâm. Các cơ quan, đơn vị đã triển khai tuyên truyền, đổi mới nội dung trên các kênh truyền thông như: Trang thông tin điện tử, điện thoại thông minh, mạng xã hội facebook, zalo, đài truyền thanh cơ sở, treo pano, áp phích, tờ rơi... đồng thời tuyên truyền lồng ghép qua các hội nghị, sinh hoạt cộng đồng. Phát triển ứng dụng dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp, tỉnh đã công bố 1.113 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 745 dịch vụ công trực tuyến một phần. Tổng số hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trong năm 2023 là 342.249 hồ sơ, đã giải quyết 330.488 hồ sơ, đang giải quyết 11.761 hồ sơ. Trong đó, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tiếp nhận 89.175 hồ sơ, đã giải quyết 81.212 hồ sơ, đang giải quyết 7.963 hồ sơ. Tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã, tiếp nhận 253.074 hồ sơ, đã giải quyết 249.276 hồ sơ, đang giải quyết 3.798 hồ sơ.

Trong những năm qua, tỉnh đẩy mạnh đầu tư cho ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Riêng năm 2023, tỉnh đã chi khoảng 126 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng và ứng dụng CNTT phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, trong đó gần 13 tỷ đồng đầu tư đảm bảo an toàn thông tin mạng.

Để phát triển hạ tầng số, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 7 doanh nghiệp (Viettel, Viễn thông Hòa Bình, Mobifone, Vietnamobile, FPT, Truyền hình cáp Hòa Bình, SCTV) đầu tư, xây dựng hạ tầng, cung cấp các dịch vụ viễn thông, internet. Trong đó, 2 doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng cung cấp dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến, vô tuyến là Viễn thông Hòa Bình và Viettel Hòa Bình; 5 doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng cung cấp dịch vụ truy cập internet băng thông rộng cố định với trên 510 trạm truy cập internet băng thông rộng cố định, chủ yếu là hạ tầng của Viễn thông Hòa Bình và Viettel Hòa Bình. Hạ tầng truyền dẫn băng thông rộng cáp quang được triển khai rộng khắp đến 100% trung tâm xã, phường, thị trấn. Mạng lưới được tổ chức thành các mạch vòng Ring để vu hồi, dự phòng cho toàn mạng lưới, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực CĐS được quan tâm. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh thường xuyên ứng dụng CNTT phục vụ giải quyết công việc đạt 92,2% (không tính viên chức giáo dục, y tế). Tổng số công chức, viên chức làm nhiệm vụ chuyên trách/kiêm nhiệm về CNTT của tỉnh là 204 người. Tỷ lệ cán bộ chuyên trách có trình độ cử nhân về CNTT trở lên đạt 100% (cao hơn so với trung bình cả nước 88,5%).

Với việc đầu tư cho ứng dụng CNTT, hạ tầng số, nhân lực được triển khai đồng bộ, cơ bản đáp ứng yêu cầu CĐS đã góp phần thay đổi phong cách làm việc của các cấp lãnh đạo, cán bộ, công chức, doanh nghiệp, bảo đảm khoa học, nhanh chóng, chính xác, văn minh, hiện đại. Từ đó nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng phục vụ tổ chức, doanh nghiệp, công dân của các cơ quan nhà nước. Nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của việc triển khai CĐS, chính quyền số được nâng cao. Các nền tảng CĐS được ứng dụng rộng rãi trong các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý hành chính nhà nước, đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Hương Lan

Các tin khác


Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Tuổi trẻ xã Vầy Nưa phát huy vai trò trong chuyển đổi số

(HBĐT) - Thời gian qua, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã có nhiều đóng góp tích cực trong công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục