Nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức, công dân trong việc tiếp cận và sử dụng tài liệu lưu trữ, đồng thời giảm thiểu sự xuống cấp của tài liệu gốc trong quá trình khai thác, những năm qua, Trung tâm Lưu trữ lịch sử (LTLS) tỉnh đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số đối với tài liệu lưu trữ tại kho LTLS tỉnh.


Cán bộ Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh scan tài liệu nhằm số hóa trong công tác lưu trữ.

Trong những năm gần đây, nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm LTLS tỉnh của tổ chức, công dân ngày càng tăng. Việc khai thác, sử dụng tài liệu còn thực hiện theo công cụ truyền thống, tiếp xúc trực tiếp bản gốc, bản chính nên mất nhiều thời gian tra tìm, ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của tài liệu. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng giải pháp lưu trữ tài liệu lịch sử của tỉnh Hòa Bình.

Đồng chí Phạm Bá Kiên, Giám đốc Trung tâm LTLS tỉnh cho biết: Ứng dụng công nghệ thông tin để số hóa nguồn tài liệu lưu trữ tại kho LTLS tỉnh nhằm chuyển từ phương thức lưu trữ truyền thống sang lưu trữ điện tử, tạo điều kiện phục vụ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân một cách nhanh chóng, chính xác, đảm bảo chất lượng. Theo đó, thực hiện quét và nhập liệu các tài liệu lưu trữ có giá trị sử dụng lâu dài, vĩnh viễn và có tần suất khai thác cao. Thực hiện nhận dạng phi cấu trúc (chuyển đổi dạng pdf sang dạng pdf searchable) các trang tài liệu phục vụ tra cứu, tìm kiếm toàn văn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.

Việc số hóa tài liệu từ các văn bản giấy truyền thống sang lưu trữ điện tử là xu thế tất yếu, phù hợp với sự phát triển của công nghệ và đáp ứng nhu cầu khai thác tài liệu, bảo quản lâu dài, bảo đảm việc sử dụng trong tương lai. Tài liệu LTLS vốn có số lượng lớn, việc số hóa sẽ càng thể hiện được vai trò quan trọng trong công tác bảo quản và khai thác tài liệu. Các yêu cầu về chuẩn đầu vào và bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử được đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.

Nhằm thực hiện đề án, UBND tỉnh đầu tư nâng cấp hệ thống máy chủ của Trung tâm LTLS tỉnh (Chi cục Văn thư lưu trữ - Sở Nội vụ) để phục vụ quản lý dữ liệu số hóa một cách tập trung, đảm bảo đủ dung lượng lưu trữ dữ liệu sau số hóa, gồm: Nâng cấp 2 ổ cứng máy chủ lưu trữ; nâng cấp ổ cứng lưu trữ cho thiết bị lưu trữ NAS; gia hạn bản quyền phần mềm cho thiết bị tường lửa; mua sắm thiết bị công nghệ thông tin (máy tính, máy quét); đào tạo, hướng dẫn sử dụng cho cán bộ các đơn vị tham gia khai thác tài liệu điện tử; đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin cho cán bộ các đơn vị, đảm bảo sử dụng hệ thống có hiệu quả.

Sau 5 năm thực hiện đề án số hoá tài liệu (2019 - 2023), Trung tâm LTLS tỉnh đã số hoá được trên 3 triệu trang văn bản, tương ứng với 2/3 kho tài liệu của trung tâm. Đề án được thực hiện đã giảm thiểu sự xuống cấp về mặt vật lý và hoá học của tài liệu gốc. Công tác khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu đã số hoá được thực hiện hoàn toàn trên phần mềm, đảm bảo tra tìm chính xác, nhanh chóng, kịp thời và có hệ thống, đáp ứng yêu cầu đa dạng của độc giả. Các đầu mục tài liệu được đăng tải trên trang web của Sở Nội vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người khai thác. Trung bình mỗi năm có trên 300 lượt cá nhân, tổ chức khai thác tài liệu tại trung tâm.

Theo đồng chí Phạm Bá Kiên, Trung tâm LTLS tỉnh đã, đang lưu trữ tài liệu 283 cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Từ thực tế công tác quản lý, sử dụng tài liệu lưu trữ, thứ tự ưu tiên số hóa là các tài liệu lưu trữ vĩnh viễn, tần suất khai thác cao để tránh khai thác từ bản gốc, tiết kiệm kinh phí, đồng thời đảm bảo phù hợp cơ sở vật chất, điều kiện về con người tại trung tâm. Việc số hoá tài liệu giúp cán bộ, viên chức phụ trách công việc khai thác có thể tìm kiếm thông tin nhanh chóng trên hệ thống, hạn chế tác động bản gốc.

Không chỉ nhằm mục tiêu kéo dài tuổi thọ, giảm sự xuống cấp của bản gốc tài liệu lưu trữ, việc số hóa tài liệu còn góp phần chuẩn hóa cơ sở dữ liệu theo tiêu chuẩn, trách nhiệm của từng đơn vị trong bảo quản, lưu trữ tài liệu, từng bước kết nối dữ liệu với phông lưu trữ quốc gia, đáp ứng yêu cầu về công tác lưu trữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần từng bước cải cách, hiện đại hóa nền hành chính, phục vụ đắc lực công cuộc phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.


Việt Lâm

Các tin khác


Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Tuổi trẻ xã Vầy Nưa phát huy vai trò trong chuyển đổi số

(HBĐT) - Thời gian qua, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã có nhiều đóng góp tích cực trong công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục