Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.



Đội ngũ cán bộ, công chức xã Thạch Yên (Cao Phong) được chuẩn hóa về công nghệ thông tin, góp phần thực hiện tốt công việc chuyên môn.

Là địa bàn vùng cao, khó khăn của huyện, trình độ cán bộ, công chức (CBCC) của xã còn có mặt hạn chế so với các xã vùng thuận lợi. Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Đức Chung, Chủ tịch UBND xã Thạch Yên, với tinh thần không ngừng cố gắng, nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, đội ngũ CBCC xã đã có ý thức tự học, tự rèn luyện. Nhờ vậy, năng lực công tác được nâng lên, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng công việc và phục vụ người dân. Đội ngũ cán bộ được chuẩn hóa về CNTT, xã Thạch Yên từng bước thực hiện thành công mục tiêu "4 tăng, 2 giảm, 3 không” gồm: tăng cường ứng dụng CNTT vào giải quyết công việc; tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm trong thực thi công vụ; tăng sự hài lòng của tổ chức, công dân khi đến thực hiện các giao dịch hành chính; giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); giảm chi phí thực hiện TTHC; không phiền hà, sách nhiễu; không yêu cầu bổ sung hồ sơ quá 1 lần trong quá trình thẩm tra, thẩm định, trình giải quyết công việc và không trễ hẹn trong thực hiện các giao dịch hành chính.

Với tinh thần đó, nhiều vụ việc được đội ngũ CBCC xã Thạch Yên giải quyết trong thời gian ngắn, nhiều giao dịch hồ sơ TTHC có tính chất phức tạp trước đây theo thẩm quyền giải quyết của xã mất từ 3 - 5 ngày, đến nay giảm còn 1 ngày, thậm chí có những hồ sơ TTHC được giải quyết trả kết quả luôn trong ngày.

Để có được những kết quả trên, theo đồng chí Bùi Đức Chung, Chủ tịch UBND xã Thạch Yên là do xã đã tập trung đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào giải quyết các TTHC. Cùng với đó, đội ngũ CBCC xã thường xuyên nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tích cực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành xử lý công việc trên môi trường mạng. Đến nay, 34/34 CBCC xã, người hoạt động không chuyên trách đều sử dụng thành thạo tin học văn phòng. 100% CBCC biết tác nghiệp trên mạng LAN, biết khai thác, sử dụng internet để phục vụ công việc chuyên môn. Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng để xử lý công việc, cụ thể như phần mềm quản lý văn bản điều hành, quản lý hồ sơ CBCC; phần mềm "một cửa” điện tử, hộ tịch, báo cáo thống kê tư pháp; phần mềm xử lý vi phạm hành chính, chứng thực, kế toán, thuế, bảo hiểm; email công vụ; phần mềm dữ liệu hộ nghèo, cận nghèo...

Cùng với đó, xã thường xuyên cập nhật, niêm yết công khai TTHC trên trang thông tin điện tử của xã, cập nhật đầy đủ các TTHC tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tra cứu TTHC. Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả xã đã ứng dụng CNTT để cung ứng dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp. Từ năm 2020 đến tháng 10/2023 xã tiếp nhận 10.855 hồ sơ trực tiếp và qua mạng, 100% hồ sơ đủ điều kiện giải quyết. Số hồ sơ đã giải quyết trước hạn, đúng hạn chiếm 98,9%.

Cũng theo đồng chí Bùi Đức Chung, Chủ tịch UBND xã, việc ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC được triển khai thực hiện góp phần rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ TTHC, đem lại sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó góp phần thực hiện cải cách hành chính, hiện đại hóa nền hành chính công ở địa phương.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Tuổi trẻ xã Vầy Nưa phát huy vai trò trong chuyển đổi số

(HBĐT) - Thời gian qua, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã có nhiều đóng góp tích cực trong công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục