(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.


Người dân đến giao dịch tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả xã Thạch Yên (Cao Phong).

Đồng chí Bùi Hoàng Huy, Phó Trưởng phòng VH-TT huyện Cao Phong cho biết: Nhiệm vụ chuyển đổi số được Ban chỉ đạo chuyển đổi số huyện triển khai đồng bộ, hiệu quả trên cả 3 lĩnh vực: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Để xây dựng chính quyền số, huyện tập trung phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng số. Trong đó, hạ tầng viễn thông, internet băng thông rộng đã được phủ tới 100% trung tâm xã, thị trấn; 100% máy tính sử dụng mạng nội bộ (mạng LAN) và mạng internet trong giải quyết công việc; 100% phòng, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn thực hiện tiếp nhận văn bản đến và phát hành văn bản đi có ký số trên môi trường mạng. Toàn huyện có 8/12 điểm cầu truyền hình trực tuyến (cấp huyện 2 điểm cầu, cấp xã 6 điểm cầu). Hệ thống "Phòng họp không giấy tờ” triển khai thực hiện tại cuộc họp trực tuyến của UBND huyện thường kỳ hàng tháng.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tổ chức, đơn vị trực thuộc được các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quan tâm thực hiện nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng, góp phần đổi mới lề lối, phương thức làm việc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước. Công nghệ thông tin được ứng dụng khá rộng rãi trong các cơ quan hành chính nhà nước, tạo điều kiện quan trọng để huyện nâng cao chỉ số cải cách hành chính, sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện được đầu tư trang thiết bị hiện đại với hệ thống phần mềm giải quyết hồ sơ, từ tiếp nhận đến trả kết quả đảm bảo kịp thời, đúng quy định đối với công dân, tổ chức. Công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước. Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện, cấp xã đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, gồm các dịch vụ: xác thực số định danh cá nhân và chứng minh nhân dân; xác thực thông tin hộ gia đình và tra cứu thông tin công dân. Hạ tầng kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II được triển khai đến 9/10 xã, thị trấn. Kịp thời tuyên truyền, hướng dẫn, bồi dưỡng về công tác chuyển đổi số, cập nhật cơ sở dữ liệu cho đoàn viên, thanh niên, tổ công nghệ số cộng đồng, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Thực hiện mô hình "Đội thanh niên tình nguyện - hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến” tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã. Trong 9 tháng năm nay, toàn huyện tiếp nhận 10.118 hồ sơ, trong đó, tiếp nhận trực tuyến 9.994 hồ sơ, đạt 98,8%; 7.314 hồ sơ thanh toán trực tuyến, đạt 84,9%; 1.536 hồ sơ trực tuyến toàn trình, đạt 15,28%.

Thời gian tới, huyện Cao Phong tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Đồng thời, tập trung đầu tư trang thiết bị, hệ thống hạ tầng thông tin đảm bảo triển khai hiệu quả chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số.

Đỗ Hà


Các tin khác


Thương hiệu của sản phẩm nông nghiệp phải nằm trên bản đồ chuyển đổi số

Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy thị trường hàng hóa phát triển, hội nhập cùng quốc tế, người nông dân thời đại mới xác định phải trở nên chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn và trình độ hiểu biết. Nâng cao trình độ nông dân không chỉ là chủ trương, định hướng lâu dài của Đảng và Nhà nước, mà còn là nền tảng quan trọng để nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, hướng đến mục tiêu, thương hiệu của mỗi sản phẩm nông nghiệp phải nằm trên bản đồ chuyển đổi số.

Thúc đẩy phổ cập chữ ký số và ra mắt ứng dụng Công dân Hòa Bình

(HBĐT) - Sáng 19/9, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia và các doanh nghiệp nền tảng số tổ chức hội nghị triển khai thúc đẩy phổ cập chữ ký số (CKS) và ra mắt ứng dụng Công dân số Hòa Bình.

Huyện Lạc Sơn triển khai mô hình chuyển đổi số cấp xã 

(HBĐT) - Vừa qua, UBND huyện Lạc Sơn ban hành kế hoạch triển khai thực hiện mô hình chuyển đổi số cấp xã (phiên bản 1.0). Theo đó, tiêu chí mô hình chuyển đổi số cấp xã được xác định mức độ hoàn thành đối với 6 nhóm tiêu chí và 27 tiêu chí thành phần, bao gồm: đào tạo, chuyển đổi nhận thức; hạ tầng số; đảm bảo an toàn thông tin mạng; chính quyền số; kinh tế số; xã hội số. Thời gian thực hiện từ tháng 8/2023 đến hết tháng 12/2025. 

Chuyển động thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số

Đến nay, các ngân hàng thương mại đã triển khai rất nhiều sản phẩm, dịch vụ mà 100% thao tác có thể được thực hiện trên kênh số như: thanh toán, gửi tiết kiệm, cho vay,… Việc thực hiện giao dịch trực tuyến đã đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi của người dân, doanh nghiệp.

PC Hoà Bình hướng tới doanh nghiệp số

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thực hiện chuyển đổi số (CĐS). Đây là bước đệm để công ty hiện thực hoá mục tiêu số hoá toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khách hàng (KD&DVKH), hướng tới trở thành doanh nghiệp số.

Huyện Cao Phong: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả hành chính công

(HBĐT) - Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính, phát triển sản xuất… đang được huyện Cao Phong thực hiện mang lại hiệu quả trong công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục