(HBĐT) - Chỉ số PCI năm 2021 của Hòa Bình tụt sâu về thứ hạng và điểm số. Song, nhiều doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT) cho rằng, trong hạn chế, thách thức này cũng là cơ hội để tỉnh và các sở, ngành, địa phương nhìn nhận, đánh giá sát, đúng thực tế, từ đó có những giải pháp mạnh tạo ra sự đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh ở những năm tới.


Nhiều tổ chức, cá nhân mong muốn nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để tạo thuận lợi trong giải quyết các thủ tục hành chính.

Theo Hiệp hội DN tỉnh, thời gian qua, cộng đồng DN, NĐT trên địa bàn đánh giá rất cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho DN yên tâm hoạt động SX-KD. Tỉnh cũng quan tâm tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc của các DN, NĐT, đặc biệt là những giải pháp hỗ trợ DN trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Tuy vậy, kết quả xếp hạng Chỉ số PCI của Hòa Bình năm 2021 rất thấp, đây không chỉ là "cú sốc" đối với tỉnh mà ngay với cả với nhiều DN, NĐT. Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn APEC bày tỏ: Khi nhận được kết quả thông báo về Chỉ số PCI của tỉnh Hòa Bình, Tập đoàn APEC và cá nhân tôi rất bất ngờ. Bởi những gì đang trải nghiệm thực tế, chúng tôi thấy khá hài lòng với sự hỗ trợ, hợp tác của tỉnh và các địa phương. Tuy vậy, qua kết quả đánh giá các chỉ số thành phần trong PCI và DDCI năm 2021, chúng ta nên rà soát lại những tiêu chí có điểm số thấp, như tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức (CPKCT), minh bạch thông tin… để nghiêm túc nhìn nhận, làm rõ vấn đề, tìm giải pháp khắc phục. Chúng tôi kỳ vọng, khi đã nhìn nhận đúng thực tế thì cũng là động lực cho tăng hạng PCI của tỉnh, bởi dư địa còn rất lớn nếu chúng ta thực sự có sự đồng thuận, quyết tâm thay đổi.

Thực tế cho thấy, hiện NĐT đến với tỉnh tăng gấp nhiều lần so với các năm trước nên đương nhiên vấn đề đất đai là rất khó khăn. Cùng với đó là những quy định chặt chẽ trong chuyển đổi đất rừng, đất trồng lúa. Việc tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng (GPMB) luôn là "điểm nghẽn" lớn nhất, gây bức xúc nhiều nhất do mất nhiều thời gian, dẫn đến mất cơ hội đầu tư của DN.  Do vậy, các DN mong muốn UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác GPMB các dự án đầu tư; có biện pháp kiểm soát các khu vực đã được quy hoạch, khu vực đang được NĐT nghiên cứu, khảo sát và triển khai dự án, không cho mua, bán, chuyển nhượng, xây dựng... để không gây thêm áp lực đối với DN, NĐT trong công tác đền bù GPMB.

Về lực cản trong cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, ông Hà Trung Nguyên, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh chia sẻ: Hiện, trong tỉnh còn một số huyện không có khu công nghiệp, không có nhiều quỹ đất sạch cũng như cơ sở phát triển để thu hút được các DN, NĐT. Vì vậy, cộng đồng DN mong muốn cấp ủy, chính quyền tỉnh quan tâm chỉ đạo tạo quỹ đất sạch tại các địa phương. Đồng thời đầu tư công trình trọng điểm cho các huyện, nhất là về giao thông, khu - cụm công nghiệp, xem đây như "con chim mồi" giúp các huyện có cơ hội thu hút những NĐT lớn, từ đó mới tác động đến các DN nhỏ phát triển SX-KD, góp phần thúc đẩy KT-XH của các địa phương.

Một thực tế đáng bàn nữa là vấn đề CPKCT. Báo cáo phân tích các Chỉ số PCI năm 2021 của tỉnh cho thấy: Tỷ lệ DN cho biết phải trả CPKCT cho cán bộ thanh, kiểm tra không được cải thiện nhiều so với năm 2020, với tỷ lệ là 45%, xếp thứ 61. Tỷ lệ DN trả CPKCT cho cán bộ thanh, kiểm tra tra phòng cháy, chữa cháy; thanh, kiểm tra môi trường; thanh, kiểm tra thuế; thanh, kiểm tra xây dựng; cán bộ quản lý thị trường đều ở mức cao lần lượt là 40% (xếp thứ 48), 33% (xếp thứ 31), 43% (xếp thứ 50), 72% (xếp thứ 35), 58% (xếp thứ 49). Tỷ lệ DN trả CPKCT khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện ở mức cao với 72%, xếp thứ 56 cả nước. Số DN phải trả CPKCT để đẩy nhanh thủ tục đất đai tăng cao, với tỷ lệ 48%, xếp thứ 47, so với năm 2020 tăng 16% và sụt giảm 15 bậc. Ngoài ra, tỷ lệ DN cho biết "hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN là phổ biến” với mức 65%, xếp thứ 53, so với năm 2020 tăng 5% và sụt 2 bậc...

Những hạn chế, yếu kém trên liên quan trực tiếp tới đội ngũ cán bộ, chuyên viên các sở, ban, ngành chức năng. Chính vì vậy "Đề nghị UBND tỉnh có chế tài xử lý nghiêm, luân chuyển công tác đối với những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, DN. Đề nghị thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra 1 lần/năm; xử lý các cơ quan, cá nhân thực hiện kiểm tra khi chưa báo cáo và phải có kế hoạch kiểm tra hàng năm”, lãnh đạo Hiệp hội DN tỉnh đề đạt. 


Bình Giang

Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục