(HBĐT) - Trung tuần tháng 5/2023, hai phóng viên Hà Việt Lâm, Trần Đức Anh của Báo Hòa Bình tham gia lớp tập huấn về kỹ năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản xuất tác phẩm đa phương tiện do Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.


Phóng viên bộ phận điện tử của Báo Hòa Bình ứng dụng công nghệ thông tin giúp nâng cao hiệu quả công việc, góp phần thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực báo chí.

Tại lớp tập huấn, học viên được giới thiệu tiếp cận các công cụ AI; hướng dẫn kỹ năng sử dụng công cụ AI trong tìm kiếm thông tin, phân tích dữ liệu, lựa chọn đề tài; hỗ trợ sáng tạo và chỉnh sửa hình ảnh, thiết kế đồ họa… Đó chỉ là một trong nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ mà Báo Hòa Bình đăng ký cho phóng viên tham gia nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động báo chí, góp phần đắc lực nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí hiện đại.

Vài năm gần đây, để bắt nhịp với sự phát triển của báo chí thời đại 4.0, Báo Hòa Bình đã có nhiều đổi mới, trong đó tập trung mạnh vào báo điện tử. Không dừng ở việc duy trì tốt lượng độc giả truy cập và vận hành hiệu quả 3 chuyên trang là tiếng Anh, tiếng Mường và truyền hình điện tử, Báo đã nỗ lực tăng tốc trên hành trình chuyển đổi số. Từ năm 2020, báo điện tử mở thêm các ứng dụng cung cấp thông tin như: Phát thanh trên báo điện tử, trang fanpage trên mạng xã hội facebook, kênh youtube của Báo Hòa Bình; thực hiện ứng dụng App New để đưa Báo Đảng bộ tỉnh lên sạp báo 4.0 toàn cầu… Đặc biệt, Báo Hòa Bình đang huy động nguồn lực để xây dựng tòa soạn số, kho cơ sở dữ liệu tập trung và số hóa hoạt động tác nghiệp; chú trọng đổi mới quy trình sản xuất thông tin theo phương thức tích hợp, ứng dụng CNTT, từng bước thực hiện chuyển đổi số công tác quản lý, xuất bản các ấn phẩm của Báo. Đó là những bước đi cho thấy quyết tâm trên lộ trình phát triển mới: Phấn đấu trở thành cơ quan báo chí, truyền thông đa loại hình, đa nền tảng, đa phương tiện, tích hợp số chất lượng, hiện đại, hấp dẫn bạn đọc, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ của báo chí trong tình hình mới.

Tại Đài PT-TH tỉnh, nỗ lực đẩy nhanh lộ trình số hóa và ứng dụng CNTT đã tạo được những dấu ấn nổi bật, thể hiện ở việc nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình, tăng số lượng kênh chương trình, tăng hiệu quả sử dụng tần số truyền hình, phát sóng truyền hình chuẩn HD… Để bắt nhịp với xu hướng phát triển của truyền hình hiện đại, Đài PT-TH tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó, ưu tiên thực hiện đề án số hóa truyền dẫn, đầu tư thiết bị công nghệ đồng bộ giúp sản xuất các chương trình truyền hình theo công nghệ số hóa, từng bước hiện đại hóa về công nghệ PT-TH. Trên hành trình chuyển đổi số, Đài luôn chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên. Thông qua nhiều chương trình tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu, nguồn nhân lực của Đài đã tiếp cận nhanh với phương thức làm báo mới, khai thác hiệu quả trang thiết bị hiện đại, tích cực ứng dụng CNTT vào quy trình sản xuất chương trình PT-TH, trở thành những "hạt nhân” đưa báo chí Hòa Bình phát triển mạnh mẽ hơn, bắt nhịp với xu thế truyền thông đa phương tiện và tăng tốc trên hành trình chuyển đổi số.

Thực tế hiện nay, trong thời đại bùng nổ về CNTT, sự phát triển của báo chí song hành với tinh thần đổi mới, sáng tạo và làm chủ công nghệ. Các cơ quan báo chí trong cả nước tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số và báo chí Hòa Bình cũng không ngoại lệ. Hội Nhà báo tỉnh xác định, chuyển đổi số là nhiệm vụ hàng đầu, tạo sức mạnh đột phá trong sự phát triển của báo chí tỉnh nhà. Vì thế, Hội sẽ tích cực tổ chức lớp hoặc chọn cử bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về chuyển đổi số và làm báo đa phương tiện cho hội viên. Hiện nay, Hội Nhà báo tỉnh có 158 hội viên, sinh hoạt tại 5 chi hội, gồm: Báo Hòa Bình, Đài PT-TH tỉnh, Tạp chí Văn nghệ Hòa Bình, Chi hội các cơ quan báo chí thường trú tại Hòa Bình và Chi hội Văn phòng Hội. Trên hành trình chuyển đổi số, các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực hành động, cùng quyết tâm hướng tới "Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” như định hướng đã được nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Đây được coi là mục tiêu, nhiệm vụ, đồng thời là chiến lược củng cố thêm sức mạnh cho báo chí Hòa Bình trong giai đoạn phát triển mới.


Thu Trang


Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục