(HBĐT) - Thời gian qua, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, hướng tới nền hành chính hiện đại, công khai, minh bạch.



Thành phố Hoà Bình đầu tư Bộ phận một cửa hiện đại phục vụ xây dựng chính quyền điện tử.

Đến nay, Trung tâm dữ liệu của tỉnh được quan tâm đầu tư, nâng cấp để cung cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của các phần mềm ứng dụng dùng chung của tỉnh, các phần mềm chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị, lưu trữ dữ liệu và đảm bảo an toàn thông tin. Hạ tầng kỹ thuật CNTT của Trung tâm tích hợp dữ liệu gồm các trang thiết bị phần cứng, phần mềm, hạ tầng kết nối được lắp đặt và tích hợp. Hệ thống hiện có 35 máy chủ và thiết bị lưu trữ, sao lưu dữ liệu phục vụ hoạt động các hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh: Phần mềm quản lý văn bản điều hành, hệ thống thư điện tử tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh, một cửa điện tử tỉnh… 100% các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đã có hệ thống mạng nội bộ (LAN) và kết nối internet băng thông rộng; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được trang bị máy tính phục vụ công việc tại cấp tỉnh đạt 98%, cấp huyện đạt 91%, cấp xã đạt 88%. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước được triển khai tại 63 điểm; mạng WAN tỉnh được triển khai, kết nối tại 33 điểm trên cơ sở mạng truyền số liệu chuyên dùng. Ngoài ra, một số sở, ngành (GD&ĐT, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh) có Trung tâm dữ liệu nhỏ có từ 3 - 10 máy chủ để cài đặt các phầm mềm, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Thực hiện trao đổi văn bản điện tử, 100% sở, ngành đã kết nối, liên thông hệ thống quản lý văn bản điều hành với UBND tỉnh; 100% UBND cấp huyện kết nối, liên thông với UBND tỉnh; 100% UBND cấp xã kết nối, liên thông với UBND huyện. 100% sở, ban, ngành tỉnh, 90% UBND cấp huyện, 80% UBND cấp xã sử dụng văn bản điện tử. 100% các sở, ngành, đơn vị cấp huyện, xã đã kết nối với hệ thống thông tin một cửa điện tử tập trung của tỉnh.

 Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP)  đã kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP), đảm bảo việc gửi nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp. Ngoài ra đảm bảo kết nối, liên thông các phần mềm ứng dụng dùng chung, các phần mềm chuyên ngành trên địa bàn tỉnh,  chia sẻ, khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong cơ quan nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh với tên miền "http://dichvucong.hoabinh.gov.vn” hiện đang cung cấp 1.623 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 (621 dịch vụ công mức 3 và 1.002 dịch vụ công mức 4) của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; đã thực hiện tích hợp, đăng nhập một lần, đồng bộ hồ sơ thủ tục hành chính, đồng bộ trạng thái, thống kê tình hình xử lý hồ sơ thủ tục hành chính với Cổng Dịch vụ công quốc gia thông qua máy chủ bảo mật được cài đặt, quản lý tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh.

Trong quý I, Cổng Dịch vụ công của tỉnh đã tiếp nhận 72.901 hồ sơ nộp trực tuyến trên tổng số gần 88.424 hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến hiệu quả đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị tiết kiệm được thời gian đi lại cũng như thực hiện nhanh chóng, tiện lợi các thủ tục hành chính ở mọi lúc, mợi nơi, giảm bớt chi phí thực hiện dịch vụ, theo dõi được quá trình giải quyết hồ sơ của cơ quan Nhà nước.

Để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng chính quyền điện tử, thời gian tới, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; xây dựng Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục đôn đốc các cơ quan, đơn vị, tổ chức triển khai các nhiệm vụ của chương trình chuyển đối số tỉnh Hòa Bình theo Nghị quyết số 08-NQ/TU của BTV Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Tập trung triển khai kết nối cung cấp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh lên Cổng dịch vụ công quốc gia theo đúng chỉ tiêu được giao; triển khai đúng tiến độ các dự án, hoạt động công nghệ thông tin như: Dự án số hóa các cơ quan nhà nước, dự án nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, dự án xây dựng các trung tâm điều hành IOC tỉnh, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống mạng WAN tỉnh góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức hoạt động quản lý nhà nước, nhằm cải thiện chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

V.H

Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục