(HBĐT) - Sau khi nghiên cứu dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tôi nhận thấy dự thảo báo cáo được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng; nội dung có tính khái quát cao, bố cục hợp lý; văn phong rõ ràng, chặt chẽ; các biểu mẫu, chú thích, phụ lục, số liệu… đảm bảo đầy đủ, tôi không có ý kiến bổ sung hay sửa đổi.


Hoàng Thị Ngọc Mỹ
Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lạc Thủy 

Về chủ đề của đại hội đồng thời là tiêu đề báo cáo chính trị, tôi cũng hoàn toàn nhất trí. Tôi cho rằng, các thành tố của chủ đề có tính khái quát cao, ngắn gọn, súc tích, thể hiện được tư tưởng chủ đạo của đại hội, đồng thời khẳng định được mục tiêu phấn đấu của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đến hết nhiệm kỳ. Tôi cũng cho rằng, 21 chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2020 - 2025 là phù hợp, khả thi, có tính phấn đấu, các chỉ tiêu đều bám sát chỉ tiêu định hướng của T.Ư, nhất là các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng GRDP, GRDP bình quân đầu người, tỷ lệ đô thị hóa, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… 

Đặc biệt, tôi thống nhất cao với việc xác định mục tiêu: "Phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước”. Bởi vì theo tôi, đây là mục tiêu đảm bảo tính khái quát, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và xu hướng phát triển chung của đất nước; đồng thời, thể hiện được quyết tâm chính trị cao của BCH Đảng bộ tỉnh trong giai đoạn phát triển mới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, dự thảo báo cáo đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp đối với lĩnh vực kinh tế, như: lãnh đạo thực hiện có hiệu quả 3 khâu đột phá chiến lược; đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu kinh tế, trong đó tập trung tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp Nhà nước…

Qua nghiên cứu tôi cho rằng, các nhiệm vụ, giải pháp đề ra đã đầy đủ, việc xác định 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược đã phản ánh đúng những trọng tâm, trọng điểm cần thực hiện trong nhiệm kỳ, có những nội dung được ưu tiên trong từng đột phá chiến lược, định hướng phát triển các ngành kinh tế... Chính vì thế, tôi tin tưởng các nhóm giải pháp sẽ phát huy hiệu quả, tạo ra những động lực to lớn thúc đẩy kinh tế phát triển đạt mức trung bình của cả nước - đúng như mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra. 

Hoàng Thị Ngọc Mỹ
Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lạc Thủy 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn không bỏ lỡ cơ hội phát triển: Bài 1 - Nghiêm túc đánh giá những thách thức cần giải quyết

(HBĐT) - Khát vọng, khát khao phát triển và mong muốn phát triển, thời gian qua, huyện Lạc Sơn được biết đến là địa phương có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong tư duy nhận thức; quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành giải quyết những khó khăn, vướng mắc, nút thắt cản trở sự phát triển và có những chuyển biến tốt trong công tác cán bộ, giải phóng mặt bằng. Nhiều nhà đầu tư tin tưởng vào sự đồng hành, hỗ trợ của cấp uỷ, chính quyền đã "xuống tiền” triển khai dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, đô thị, thương mại, dịch vụ, mở ra cơ hội rất lớn để Mường Vang bứt phá vươn lên, hiện thực hoá Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXVII.

Trách nhiệm vì mục tiêu tăng trưởng 9% năm 2022

(HBĐT) - Với sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành, sự chuyển động của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,13%, nhiều lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ đạt kết quả khá. Tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả kịch bản tăng trưởng các quý còn lại của năm 2022, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, quyết liệt chỉ đạo giải ngân hấp thụ các nguồn vốn trong và ngoài ngân sách, tạo động lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 9% năm 2022.

Đảng bộ huyện Kim Bôi nâng cao chất lượng hệ thống chính trị: Bài 2 - Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng - giải pháp căn cơ

(HBĐT) - Tập trung đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc; mở rộng dân chủ, đi đôi với siết chặt kỷ luật, kỷ cương và phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu… Đó là những giải pháp căn cơ giúp Kim Bôi xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển. Và để thực hiện nhóm giải pháp đó, Kim Bôi xác định: Tập trung cho công tác cán bộ là nhiệm vụ tiên quyết.

Đảng bộ huyện Kim Bôi nâng cao chất lượng hệ thống chính trị: Bài 1 - Đề cao vai trò cơ sở

(HBĐT) - Hệ thống chính trị vững mạnh thể hiện bằng hiệu quả các hoạt động tại địa phương. Thực tiễn ở huyện Kim Bôi cho thấy nơi nào quan tâm xây dựng hệ thống chính trị thì ở đó có sự phát triển.

Khó khăn trong phát triển đảng viên mới ở huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Năm 2021, Đảng bộ huyện Kim Bôi là một trong những điểm sáng khi hoàn thành chỉ tiêu kết nạp đảng viên mới trước 2 tháng so với kế hoạch đề ra, với chất lượng đảng viên đảm bảo. Tuy nhiên, 5 tháng đầu năm nay, Đảng bộ huyện chỉ phát triển thêm 46 đảng viên, trong khi chỉ tiêu được giao là 150, tức là dù đã nửa năm nhưng số đảng viên kết nạp mới chỉ đạt 30,7%.

Huyện Cao Phong: Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW: Quyết tâm, trách nhiệm, thực chất, chú trọng vai trò nêu gương

(HBĐT) - Hàng năm, ngay từ tháng 1, 100% cán bộ, đảng viên (CB, ĐV), công chức, viên chức nghiêm túc xây dựng kế hoạch cá nhân học tập và làm theo (HT) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu HT Bác được cá nhân hóa, đảm bảo phù hợp với vị trí việc làm, vai trò, trách nhiệm của từng người, không rập khuôn, hình thức. Điều đáng ghi nhận trong quá trình Đảng bộ huyện Cao Phong triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, đó là vừa phát huy được vai trò nêu gương của CB, ĐV, vừa tạo sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp nhân dân và người lao động. Vì thế, Đảng bộ huyện đã đưa việc HT Bác đi sâu vào cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục