(HBĐT) - Xã Đú Sáng (Kim Bôi) hiện có khoảng 240 hộ với 960 nhân khẩu là người dân tộc Dao, chiếm 20% dân số toàn xã; sinh sống tập trung ở 4 xóm: Suối Thản, Suối Chuộn, Suối Mí và Chuộn òm (Chằm Rong). Trước đây, vì tập quán du canh, du cư đã cản trở phát triển KT-XH của người Dao. Tuy nhiên, được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, cuộc sống của người Dao hiện nay đã có nhiều khởi sắc.

Ngoài phát triển nông - lâm nghiệp, nhiều hộ người Dao xóm Suối Thản, xã Đú Sáng (Kim Bôi) đầu tư trồng mía để tăng thu nhập.

 

Cùng cán bộ UBND xã Đú Sáng, chúng tôi đến thăm ông Triệu Phúc Quang, 79 tuổi, người có uy tín trong cộng đồng người Dao tại xã Đú Sáng. ông Quang chia sẻ: “Từ những năm 1990 trở về trước, người Dao sống với  tập quán du canh, du cư. Người dân sinh sống chủ yếu tại các quả đồi để làm nương rẫy. Sau 2- 3 năm, đất bạc màu, người dân lại kéo nhau sang quả đồi khác làm kinh tế. Hình thức canh tác này đã dẫn đến việc phá rừng làm nương, đất trống, đồi trọc. Thời điểm đó, tảo hôn cũng là vấn đề nóng. Cứ 10 cặp vợ chồng thì có đến 3- 4 cặp tảo hôn, trung bình nam 17 tuổi và nữ 16 tuổi. Ngoài ra, cũng vì du canh, du cư nên khi kết hôn, các cặp vợ chồng người Dao không đến UBND xã để làm thủ tục đăng ký kết hôn”.

 

Ông Quang cho biết thêm: Vì không ở cố định nên đầu tư cơ sở hạ tầng cho đồng bào Dao rất khó khăn. Đa phần người dân sống trong điều kiện không có điện, đường, không có nước sạch, đời sống thiếu thốn đủ thứ.

 

Trước thực trạng trên, Nhà nước đề ra chủ trương tích cực tuyên truyền người Dao định canh, định cư để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Ngày 15/1/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 02 (NĐ số 2/CP) về việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình sản xuất, phát triển kinh tế. Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ tái định cư, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ người dân. Cùng với sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền địa phương tạo điều kiện tốt nhất để người dân hoàn tất thủ tục cấp đất ở và đất sản xuất. Tích cực vận động người dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nông - lâm nghiệp để nâng cao thu nhập.

 

Tuy nhiên, thời gian đầu thực hiện chủ trương giao khoán đất cho các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn bởi người Dao nơi đây chưa tin tưởng vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. ông Triệu Văn Hoa ở xóm Suối Thản, một trong những hộ gia đình tiên phong nhận khoán đất lâm nghiệp chia sẻ: “Khi thực hiện chủ trương giao khoán đất nông nghiệp, nhiều hộ trong xã không tham gia vì sợ nhận khoán đất phải nộp thuế cao. Gia đình tôi mạnh dạn nhận khoán để có đất canh tác phát triển kinh tế. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ các hộ tiên phong, nhiều hộ người Dao đã tham gia nhận khoán đất để trồng rừng, góp phần XĐ-GN”. 

 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Thanh Sướt, Chủ tịch UBND xã Đú Sáng cho biết: “Được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước bằng những chính sách hỗ trợ thiết thực, đến nay, cộng đồng người Dao ở xã đã chuyển sinh sống tại các vùng thấp, ven đường liên thôn, xóm để thuận tiện sinh hoạt và phát triển kinh tế. Những năm gần đây, người Dao phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp, trong đó trồng rừng là thế mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, để nâng cao thu nhập, các hộ nhạy bén trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện tại, 100% hộ có nước sinh hoạt và điện sử dụng. Tỷ lệ hộ nghèo còn 25%. Thu nhập bình quân đạt 14 triệu đồng/người/năm. Người dân nơi đây đã có điều kiện cho con em đi học. Nhiều hộ xây dựng nhà cửa khang trang.

 

Về văn hóa - xã hội, đồng bào người Dao xã Đú Sáng tích cực tham gia phong trào VH-VN, TD-TT. 90% hộ đạt gia đình văn hoá, trong đó, xóm Suối Thản được công nhận Làng văn hoá. Tình trạng tảo hôn được chấm dứt, các cặp vợ chồng     khi kết hôn đã đến cơ quan chức năng    làm đúng thủ tục đăng ký kết hôn theo   quy định.

 

Người Dao xã Đú Sáng đã có cuộc sống mới. Tuy nhiên, họ không đánh mất những giá trị truyền thống của dân tộc. Hiện nay, các vật dụng, tiếng nói, chữ viết vẫn được sử dụng rộng rãi. Phong tục đám chay, lễ cấp sắc trưởng thành cho nam giới vẫn được người dân tổ chức nhằm nhắc nhở, đề cao vai trò, vị trí của người đàn ông trong gia đình và xã hội. Đây là những nét đẹp truyền thống mang bản sắc văn hóa riêng của đồng bào người Dao cần được giữ gìn và phát huy.

 

                                                                               Đức Anh

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ tiếp tục mưa rào và dông, Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1. Khu vực Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Tọa đàm “Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 6/5, tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh, Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tọa đàm "Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tỉnh Đoàn thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 6/5, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, Tỉnh Đoàn đã thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sống trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Thẩm định mô hình điển hình tiên tiến cấp tỉnh tại huyện Mai Châu

Ngày 6/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Mai Châu. 

Huyện Cao Phong: Lan tỏa yêu thương từ mô hình “Con nuôi Công an xã”

Cuối tháng 3 vừa qua, Công an huyện Cao Phong ra mắt mô hình dân vận khéo "Con nuôi Công an xã” do Công an các xã, thị trấn phối hợp Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Công an huyện tham mưu triển khai, thực hiện. Mô hình là hoạt động đỡ đầu, nuôi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập. Đây là mô hình con nuôi đầu tiên của lực lượng Công an tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục