(HBĐT) - Khi người người bận rộn với kế hoạch mua sắm, nghỉ ngơi, đi chơi Tết, những chuyến xe chở đầy hàng từ thành phố Hòa Bình lại tỏa đi các địa bàn vùng sâu, xa, khó khăn trong tỉnh. Ai đã có dịp tham gia những chương trình thiện nguyện ấy sẽ đều đồng tình rằng: không quá lời nếu ví những hoạt động tình nguyện này như “ngọn lửa hồng” giữa căn chòi lạnh lẽo, sưởi ấm rất nhiều số phận kém may mắn trong cuộc sống.

CLB cán bộ trẻ tỉnh thăm, tặng quà gia đình ĐV-TN có hoàn cảnh khó khăn tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) nhân dịp Tết cổ truyền của đồng bào Mông.

 

Chặng đường từ TP Hòa Bình về các xã vùng khó khăn hầu hết thường không quá dài để nhóm tình nguyện trẻ gồm nhiều CB, CC đang làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp của tỉnh, thành phố phải dậy từ 3 giờ. Tuy nhiên, để không làm phiền “cơ sở”, không mất thời gian cho những bữa ăn “linh đình”, từ nửa đêm, họ đã chuẩn bị rất nhiều thực phẩm mang theo. Vừa nhanh tay nắm từng gói xôi, chị Ngọc ánh, thành viên trong đoàn tình nguyện chia sẻ: Tận dụng thời gian là vậy nhưng vì đi vào vùng khó khăn, bà con không ở tập trung, lại muốn có cơ hội gần gũi tìm hiểu thêm về cuộc sống của những trường hợp được hỗ trợ nên mỗi ngày chúng tôi chỉ đến được từ 10- 15 gia đình. Trong năm, chúng tôi có nhiều chuyến từ thiện, song có lẽ tặng quà các gia đình khó khăn, trẻ em, người neo đơn… mỗi dịp Tết đến, xuân về luôn đem lại nhiều cảm xúc cũng như kỷ niệm thật khó quên. Một trong số đó là chuyến tình nguyện về vùng đất Bình Chân (Lạc Sơn).

 

Vượt qua những đỉnh dốc mờ sương, đoạn đường trơn trượt, 7 giờ, đoàn tình nguyện đặt chân đến xã. Mỗi gia đình được hỗ trợ là mỗi mảnh đời éo le. Song đáng nhớ nhất là hoàn cảnh của bé Bùi Văn Tin.  Chị Ngọc ánh chia sẻ: Năm nay Tin vào lớp 1, song chỉ nhỏ bằng đứa trẻ 5 tuổi. Nước da đen đúa, ánh mắt đượm buồn làm thằng bé già hơn tuổi. Lần đầu đến nhà Tin, đoàn tình nguyện ấn tượng bởi ngôi nhà được dựng lên từ phên nứa. Trong giá rét của ngày gió mùa đông bắc, Tin ngồi bó gối, co ro bên bếp lửa. Bên cạnh là chiếc giường ọp ẹp vẫn phủ màn. Mẹ em nằm đó hốc hác, gầy guộc. Căn bệnh suy thận độ IV không chỉ khiến cho gia đình khánh kiệt, bản thân Tin lớn lên thiếu vắng bàn tay chăm sóc, yêu thương, vỗ về của mẹ vì những chuyến xa nhà triền miên trị bệnh…

 

Tấm ảnh bé Tin từ ngày ấy vẫn được Ngọc ánh nâng niu. Mỗi khi có dịp, ánh lại gửi quà về cho bé. Với thu nhập ít ỏi của công chức, quà cũng chỉ là bánh, kẹo, sữa nhưng chắc chắn cũng khiến Tin ấm lòng! “Chỉ 1 tháng sau lần đầu gặp mặt, mẹ Tin mãi mãi đi xa. Bố đi làm ăn xa, Tin  được ông bà nội chăm sóc. Chúng tôi vẫn ngày ngày tìm kiếm, kêu gọi sự ủng hộ từ các nhà hảo tâm, tổ chức CT-XH để Tin không phải bỏ học, với hy vọng em sẽ tạo dựng được tương lai tươi sáng hơn. Nghĩ  về em, chúng tôi có thêm động lực để lên đường, đến gần hơn với những số phận kém may mắn trong xã hội”- ánh xúc động chia sẻ thêm.

 

Rất nhiều hội đồng hương Hòa Bình trên khắp mọi miền Tổ quốc, đội tình nguyện vì đồng bào khó khăn đã hình thành trên địa bàn tỉnh ta. Thậm chí họ không có một tên gọi chính thức nhưng những tấm lòng ấy luôn ấm áp như ngọn lửa, lan tỏa đến mọi giới, “gieo hạt” cho hoạt động tình nguyện vì cộng đồng luôn nở rộ suốt nhiều năm qua. Theo thống kê sơ bộ của Hội LHTN tỉnh, đến nay đã có trên 5 đơn vị, tổ chức trong và ngoài tỉnh đăng ký qua Hội được về tình nguyện, tặng quà đồng bào có hoàn cảnh khó khăn tại các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Yên Thủy… chung tay vì cái Tết no đủ, ấm áp hơn cho những mảnh đời kém may mắn.

 

Bùi Thị Diệu, công chức trẻ đang làm việc tại một cơ quan của tỉnh cho biết: Tôi đã tham gia những chuyến đi tình nguyện cùng đồng bào đón Tết từ nhiều năm nay. Qua đó tôi học được nhiều điều, hiểu thêm những triết lý sống mà nếu những người chưa từng cho đi sẽ không bao giờ nhận lại. Tôi đã gặp những đứa trẻ mồ côi, ngày ngày làm lao công với mức thu nhập chỉ 150.000 đồng/tháng nuôi ước mơ đến trường, rồi được tiếp tục đi học đại học. Khi lá đơn của em được Báo Tuổi trẻ TP.Hồ Chí Minh tiếp nhận và đồng ý trao học bổng “ngăn dòng bỏ học”, giọt nước mắt lăn dài trên má em khiến những người làm cầu nối để em đến với học bổng này như chúng tôi vỡ òa trong hạnh phúc. Với những mảnh đời bất hạnh, chúng tôi thấy mình thật may mắn, với những tấm gương vượt khó đã được gặp, chúng tôi hiểu chỉ cần nỗ lực ắt sẽ thành công… Với chúng tôi, mỗi chuyến đi là một bài học lớn, mỗi cuộc gặp gỡ là một lần được đối thoại và sẻ chia.

 

Anh Hoàng Xuân Giao, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN tỉnh khẳng định: Hiện nay, Tỉnh Đoàn đã tiếp nhận đăng ký tình nguyện, tặng quà Tết cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn từ nhiều nhóm, tổ chức tình nguyện. Cụ thể, từ ngày 16 - 24/1, Tỉnh Đoàn, ủy ban Hội LHTN tỉnh sẽ trao 300 suất quà, trị giá mỗi suất từ 300.000 - 500.000 đồng gồm: đồ dùng, chăn ấm hoặc nhu yếu phẩm phục vụ đồng bào đón Tết.

 

Những ngày áp Tết Nguyên đán, khi người người nghĩ về cái Tết ấm cúng bên gia đình thì những tình nguyện viên trẻ vẫn miệt mài với chuyến xe chở hàng về những miền đất khó khăn của tỉnh. Cùng với nhiều tổ chức CT-XH, đoàn thể khác, tuổi trẻ toàn tỉnh đang đóng góp một phần không nhỏ chăm lo Tết ấm áp hơn cho đồng bào vùng khó khăn.

 

                                                                                          Hải Yến

 

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục