(HBĐT) - Hình ảnh những dây cáp treo tự chế dùng để vận chuyển nông sản xuyên núi đã trở nên quen thuộc đối với người dân xã Đồng Nghê (Đà Bắc) từ năm 2013 đến nay. Sử dụng cáp treo với mục đích tiết kiệm sức người và tiện trong việc thu hoạch, vận chuyển, tập kết hàng hóa. Tuy nhiên, công cụ thô sơ đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho người dân.

 

Hiện, tổng diện tích ngô cả xã có 242,7 ha, sản lượng đạt khoảng 800 tấn /năm. Tuy nhiên, do diện tích bưa bãi bằng để sản xuất rất ít nên bà con chủ yếu trồng ngô trên các triền đồi, núi đá. Thường xuyên bị tiểu thương ép giá nông sản xuống thấp so với các vùng thuận lợi khác. Nếu dùng sức người để gùi ngô từ đồi về đến điểm tập kết tốc độ thu hoạch chậm khiến lượng ngô bán được ít, ảnh hưởng đến thu nhập của bà con. Hơn nữa, nếu thu hoạch chậm, ngô dễ hỏng và bán không được giá. Xuất phát từ nhu cầu thực tế nên người dân đã bất chấp nguy hiểm và tự mua vật liệu chế tạo nên những chiếc cáp treo thô sơ để sử dụng.   

 

Những chiếc cáp treo tự chế ở xã Đồng Nghê (Đà Bắc) tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho người dân. (ảnh: Cáp treo tự chế của người dân ở xóm Co Lai, xã Đồng Nghê không đảm bảo an toàn cho người sử dụng).

 

 

Nói là thô sơ bởi cáp treo được làm từ những vật liệu đơn giản như thép 6, thép 8, dây cáp, móc bi và móc bằng cây tự làm. Sau đó, khoảng 4-6 người nối nhau “vác” dây đến điểm và tự đóng cọc, buộc dây mà không có sự hướng dẫn hay tư vấn kỹ thuật của cơ quan chuyên môn nào. Toàn xã có hơn 40 cáp treo, tập trung chủ yếu ở các xóm: Nước Mọc, Nghê, Co Lai với khoảng 200 hộ sử dụng. Cứ 5 - 6 hộ chung nhau làm một dây và sử dụng cao điểm nhất vào tháng 7 – 8 khi thu hoạch ngô 1 vụ, còn lại dùng để vận chuyển củi hoặc bất kể thứ gì mà họ cần. Cáp dài nhất đến 1,5 km, ngắn nhất cũng đến 300 m.

 

Việc sử dụng cáp treo thô sơ như vậy tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bà con, đồng chí Bùi Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Nghê cho biết: “Thường mỗi chuyến vận chuyển được 2 tải ngô nặng khoảng 60-70 kg hoặc một bó củi lớn. Dây chịu tải nặng, tốc độ vận chuyển nhanh mà không có ròng rọc, không có hãm tốc độ, thậm chí, điểm tiếp đất chỉ có lốp ô tô để giảm lực. Các điểm cuối của cáp thường gần sát mặt đường tiện cho việc bốc và tập kết hàng hóa. Điều này gây nguy cơ cao về tai nạn cho người xung quanh hoặc người đang tham gia giao thông bởi hàng hóa di chuyển đến nơi sẽ văng mạnh ra ngoài vì không có hệ thống chắn và giảm tốc. Sau mỗi vụ ngô, các gia đình lại huy động từ 4 – 5 người khỏe mạnh để tời dây ra và căng lại. Nếu tời dây không đều, không đúng cách, dây dễ văng ra gây nguy hiểm cho người xung quanh”.

 

Rất may là từ khi sử dụng đến nay chưa có vụ việc đáng tiếc nào về người xảy ra. Tuy nhiên, năm 2014 có 2 trường hợp là ông Đinh Công Đình và anh Bùi Văn Hứng, xóm Nước Mọc bị củi được vận chuyển từ dây cáp văng mạnh vào đầu và ngất đi. Anh Hứng cho biết: “Khi đó, chúng tôi đang bốc ngô vừa được vận chuyển từ cáp treo xuống đến nơi để tập kết. Vì khoảng cách giữa 2 đầu dây cáp rất xa, người ở đầu trên không biết là đầu dưới vẫn còn người đang bốc hàng nên tiếp tục vận chuyển một bó củi, xuống đến nơi thì củi văng mạnh ra ngoài và đập vào gáy khiến tôi ngất đi. May mắn là tôi tỉnh lại ngay sau đó”.

 

Theo quan sát của chúng tôi, những chiếc lốp ô tô đa phần đã cũ hỏng và không còn khả năng giảm lực; có chiếc cáp treo còn mắc lại bó củi ở lưng chừng dây do bị kẹt. Dây đều đã gỉ, mòn và những cọc gỗ để cột dây cũng đã mục dần và không còn đảm bảo độ chắc chắn.

 

 “Trước thực trạng đự, chúng tôi mong muốn các cấp chính quyền xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ về kỹ thuật làm cáp treo an toàn, đảm bảo chất lượng và hướng dẫn sử dụng đúng cách để bà con yên tâm lao động, sản xuất”, đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã gửi gắm.

 

 

                                                        Thanh Sơn 

 

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ tiếp tục mưa rào và dông, Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1. Khu vực Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Tọa đàm “Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 6/5, tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh, Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tọa đàm "Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tỉnh Đoàn thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 6/5, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, Tỉnh Đoàn đã thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sống trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Thẩm định mô hình điển hình tiên tiến cấp tỉnh tại huyện Mai Châu

Ngày 6/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Mai Châu. 

Huyện Cao Phong: Lan tỏa yêu thương từ mô hình “Con nuôi Công an xã”

Cuối tháng 3 vừa qua, Công an huyện Cao Phong ra mắt mô hình dân vận khéo "Con nuôi Công an xã” do Công an các xã, thị trấn phối hợp Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Công an huyện tham mưu triển khai, thực hiện. Mô hình là hoạt động đỡ đầu, nuôi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập. Đây là mô hình con nuôi đầu tiên của lực lượng Công an tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục