(HBĐT) - Quy mô sản xuất nhỏ, kết cấu tổ chức đơn giản nhưng làng nghề, làng nghề truyền thống thực sự cần thiết để hòa nhịp cùng dòng chảy CNH - HĐH, xây dựng nông thôn mới… Vì những sự cần thiết đó, tháng 6/2014, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.


Các thành viên làng nghề dệt truyền thống xóm Nhót, xã Nà Phòn (Mai Châu) giới thiệu các công đoạn tạo thành sản phẩm.

Trên cơ sở nội dung Nghị quyết số 11, tháng 4/2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 12, Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Trong đó quy định rõ: Chính sách hỗ trợ 50 triệu đồng cho mỗi làng nghề được công nhận để duy trì, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; hỗ trợ 50% giá trị máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến được chuyển giao (mức hỗ trợ không quá 300 triệu đồng cho 1 làng nghề).

Tuy chưa nhiều nhưng xét về mặt tiềm năng ngành nghề, làng nghề truyền thống ở tỉnh ta có thể kể đến như: HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu, Khu du lịch bản Lác, Chiềng Châu, huyện Mai Châu; HTX dệt thổ cẩm Vọng Ngàn, huyện Tân Lạc; một số cơ sở sản xuất rượu cần TP Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn; giấy dó xã Hợp Hòa, sản phẩm mây - tre đan xóm Gò Mè, gỗ lũa xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn… Khi được đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các cơ sở nghề đã áp dụng KH -KT, công nghệ, máy móc vào sản xuất tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, số lượng lớn. Nghị quyết số 11-NQ/TU của Tỉnh ủy đặt ra mục tiêu: phấn đấu đến năm 2020 công nhận được 10 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Tính đến hết tháng 6/2017, toàn tỉnh đã công nhận 6 làng nghề, làng nghề truyền thống, tăng 4 làng nghề, làng nghề truyền thống so với thời điểm chưa ban hành Nghị quyết.

Theo đánh giá của Sở NN & PTNT (cơ quan hướng dẫn thực hiện chính sách theo nội dung nghị quyết): Các làng nghề, làng nghề truyền thống sau khi được đầu tư hỗ trợ cải tiến máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất và xử lý môi trường... đã đem lại hiệu quả nhất định: Mở rộng được quy mô sản xuất, giảm thiểu công lao động và tăng sản lượng. Chất lượng sản phẩm được nâng cao, mẫu mã sản phẩm được cải tiến và đặc biệt là giá thành giảm. Cụ thể như làng nghề chế tác đá cảnh, khi được hỗ trợ máy cắt đá đã giảm thiểu được công lao động nhưng lại đa dạng về mẫu mã, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Chị Hà Thị Yên, thành viên làng nghề dệt truyền thống bản Nhót, xã Nà Phòn (Mai Châu) phấn khởi: Trước nay, phụ nữ dân tộc Thái luôn cần mẫn duy trì nghề dệt truyền thống để phục vụ nhu cầu may mặc, trang trí nhà cửa… Sau này, chị em đã sáng tạo để tạo ra những sản phẩm du lịch. Khi được công nhận làng nghề, chúng tôi được hỗ trợ máy móc thiết bị cải tiến như: máy may công nghiệp, máy vắt sổ, những nghệ nhân dệt đã bớt được nhiều công đoạn, tiết kiệm thời gian, chi phí và điều quan trọng là làm ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chúng tôi vui lắm vì đây là cơ hội mới để phát triển nghề vừa góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho chị em, vừa thực hiện được bản sắc văn hóa của dân tộc.

Để tạo nền tảng cho làng nghề phát triển bền vững, công tác đào tạo nghề luôn được quan tâm. Trong 3 năm tỉnh đã tổ chức 8 lớp truyền nghề, đào tạo nghề gồm các nghề dệt thổ cẩm, chế tác đá cảnh, gỗ lũa… cho trên 268 lao động là người dân nông thôn tham gia sản xuất tại làng nghề. Hàng năm, tổ chức đưa các cơ sở làng nghề tham gia các hội chợ triển lãm do tỉnh, Bộ NN & PTNT và Hiệp hội làng nghề Việt Nam tổ chức nhằm hỗ trợ quảng bá thương hiệu, sản phẩm để mở rộng thị trường, xây dựng mạng lưới các đại lý, nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm làng nghề trên địa bàn tỉnh. Tổ chức giới thiệu và bán sản phẩm làng nghề tại các khu, điểm du lịch. Khuyến khích các cơ sở làng nghề đã tổ chức nhiều cuộc thi sáng tạo hàng thủ công mỹ nghệ để xét chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu nhằm kịp thời khuyến khích, động viên đơn vị, cá nhân có thành tích đóng góp cho phong trào thi đua lao động, sản xuất trên địa bàn. Đến nay, sản phẩm của các làng nghề, nghề truyền thống của tỉnh ta không chỉ phục vụ thị trường trong vùng mà còn chiếm lĩnh được các thị trường rộng lớn khác trong và ngoài tỉnh và đó là điều đáng mừng.

Nhìn lại 3 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết về khuyến khích phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống, ngành nông nghiệp cho rằng đã đạt được những kết quả khá toàn diện góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn; giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng NTM của tỉnh.

 

                                                                      Thúy Hằng


Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục