(HBĐT) - Sau 20 năm đưa vào sử dụng, cây cầu treo kết nối 2 xóm Cài và Rồng của xã Chí Thiện (Lạc Sơn) đã xuống cấp trầm trọng. Dù vậy, hàng ngày các em học sinh và bà con nơi đây vẫn phải "đánh đu” với những nhịp cầu chắp vá, dù không ít những lời cảnh báo đến từ các vụ rơi từ trên cầu xuống dòng sông Bưởi.


Hàng ngày, phụ huynh phải đưa đón con em mình đi qua cây cầu treo Cài Rồng đã xuống cấp trầm trọng.

 

Cầu treo Cài Rồng được xây dựng và đưa vào sử dụng từ tháng 9/1997. Cây cầu bắc qua sông Bưởi, kết nối hơn 150 hộ dân của 2 xóm Cài và Rồng của xã Chí Thiện cũng như một số xóm của xã Chí Đạo (Lạc Sơn). Qua thời gian sử dụng, đến nay, cây cầu đã xuống cấp trầm trọng. Ghi nhận thực tế, hiện mặt cầu hoàn toàn được chắp vá bằng tre cùng một số ván gỗ tạp, nhiều vị trí trên cầu bị mục nát, để lộ những khoảng trống tử thần. Theo chia sẻ của bà con, điều đáng ngại nhất khi lưu thông qua cây cầu này là độ rung lắc rất lớn nên không ít trường hợp đã bị rơi xuống sông Bưởi. Thế nhưng vẫn có rất đông lưu lượng người và phương tiện qua lại hàng ngày.

ông Quách Yển, xóm Cài cho biết: "Lưu lượng qua lại rất đông, xe cứ rầm rầm suốt ngày đêm vì vừa là cầu liên thôn, vừa liên xã. Nếu nói về thời gian hỏng hóc, xuống cấp thì cũng khá lâu rồi, còn lần tu sửa gần đây nhất cách đây 5 năm. Khi đó, Hội Chữ thập đỏ thay cho dầm cầu bằng sắt, thế nhưng cũng chỉ đỡ được một phần nào đó thôi vì cái đáng ngại nhất là dây cáp bị chùng nên độ rung lắc của cầu rất mạnh. Nếu đi xe máy qua cầu thì phải xếp hàng, lần lượt từng xe qua, còn qua cùng lúc 2 – 3 xe thì không đi được đâu. Chính vì nguy hiểm như vậy nên các cháu nhỏ học lớp 1, lớp 2 của xóm Rồng đi học phải có ông bà, cha mẹ đưa đi, đón về”.

Theo quan sát của chúng tôi, hơn 10 giờ, trong khoảng 20 phút đã có gần 20 lượt người qua lại trên cầu. 11 giờ, thời điểm tan trường được coi là "giờ cao điểm” ở cây cầu này. Chị Bùi Thị Nịnh, xóm Rồng đã quen với việc đưa đón con gái học lớp 1 mỗi ngày. Chị Nịnh chia sẻ: "Vất vả đấy nhưng biết làm sao được, để các con tự đi chỉ sợ rơi xuống sông. Dịp nghỉ hè vừa rồi, cháu Vân học lớp 3 bị rơi xuống sông, may mà người lớn phát hiện kịp. Cầu xuống cấp lắm rồi, chúng tôi rất mong Đảng, Nhà nước quan tâm xây cây cầu mới để bọn trẻ đi học an toàn, chúng tôi vận chuyển hàng hóa, nông sản thuận lợi hơn”.

Không chỉ trẻ con bị rơi xuống dòng sông Bưởi mà còn có cả người lớn, có trường hợp bị rơi cả xe máy, tải gạo. Theo ông Yên kể, cách đây chừng 1 tháng có một phụ nữ xóm Cài bị rơi xuống sông hay lâu hơn là trường hợp một thanh niên xóm Đảng khi đi đưa dâu đã rơi cả người và xe máy. Tuy chưa có hậu quả nghiêm trọng nhưng đây thực sự là sự cảnh báo đối với những người lưu thông qua cầu treo Cài Rồng. Anh Quách Gia Toán, xóm Nàng, xã Chí Thiện cũng thường xuyên lưu thông qua cây cầu treo này. Anh Toán cho biết: "ở khu vực Chí Thiện, Chí Đạo và Phú Lương có nhiều cầu treo bắc qua sông Bưởi, hiện nay, không ít cầu đã xuống cấp nên bà con phải dùng tre, gỗ làm mặt cầu để đi lại. Tuy nhiên, tôi thấy cầu Cài Rồng là nguy hiểm nhất, nếu không vững tay lái thì rất dễ bị rơi xuống sông vì cầu rung lắc mạnh lắm”.

Theo chia sẻ của bà con nơi đây, khi biết trường hợp xuống cấp của cầu Cài Rồng đã có "mạnh thường quân” ngỏ ý muốn thay thế mặt cầu bằng thép để bà con đi lại an toàn. Thế nhưng, khi đến khảo sát thực tế, họ đành lắc đầu vì với thực trạng dây cáp chùng, độ rung lắc mạnh nếu thay bằng ván thép thì độ rung lắc càng lớn hơn. Với một xã thuộc vùng 135, thu nhập bình quân đầu người còn khá khiêm tốn (10,4 triệu đồng – năm 2016) và tỷ lệ hộ nghèo còn trên 40% , để xóa đói, giảm nghèo thì hạ tầng giao thông đóng vai trò vô cùng quan trọng. "Cầu xuống cấp không chỉ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn mà còn gây trở ngại rất lớn đến việc vận chuyển nông sản, giao thương hàng hóa của bà con ở 2 xóm Cài, Rồng cũng như các xóm và xã lân cận. Chúng tôi rất mong muốn được cấp trên quan tâm đầu tư xây dựng cây cầu thuận lợi, an toàn cho bà con đi lại, tạo điều kiện thúc đẩy xã phát triển kinh tế, từng bước XĐ-GN”, đồng chí Bùi Văn Tẩn, Bí thư Đảng ủy xã Chí Thiện (Lạc Sơn) bày tỏ.

 

                                                                 Viết Đào

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ tiếp tục mưa rào và dông, Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1. Khu vực Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Tọa đàm “Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 6/5, tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh, Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tọa đàm "Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tỉnh Đoàn thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 6/5, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, Tỉnh Đoàn đã thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sống trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Thẩm định mô hình điển hình tiên tiến cấp tỉnh tại huyện Mai Châu

Ngày 6/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Mai Châu. 

Huyện Cao Phong: Lan tỏa yêu thương từ mô hình “Con nuôi Công an xã”

Cuối tháng 3 vừa qua, Công an huyện Cao Phong ra mắt mô hình dân vận khéo "Con nuôi Công an xã” do Công an các xã, thị trấn phối hợp Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Công an huyện tham mưu triển khai, thực hiện. Mô hình là hoạt động đỡ đầu, nuôi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập. Đây là mô hình con nuôi đầu tiên của lực lượng Công an tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục