(HBĐT) - Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới từ ngày 9-12/10, xã Trung Thành (Đà Bắc) chịu thiệt hại cả về người và tài sản. Sau khi cơn lũ lịch sử đi qua, chính quyền và nhân dân trong xã tập trung thực khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân.



 

Đường bộ từ UBND xã Trung Thành (Đà Bắc) đến xóm Sổ bị sạt lở nghiêm trọng do mưa lũ gây ra. ảnh chụp ngày 19/10/2017.

Theo thống kê, xã có 2 người chết là ông Hà Văn Tó (SN 1944) và vợ là bà Lường Thị Tóm (SN 1945); 40 nhà cửa bị ảnh hưởng, 16 hộ nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cần phải di dời. Có 24 điểm sạt lở ở tuyến đường liên xã, nội thôn, đường vào khu sản xuất. Đường từ UBND xã đến xóm Sổ tê liệt hoàn toàn. Các trường học bị bùn đất tràn vào khuôn viên; có 2 bai dâng nước bị hư hỏng. Thiệt hại gần 15 ha hoa màu, hơn 22.300 m2 ao cá…

Về xóm Hạ, chúng tôi tìm gặp anh Hà Văn Sướng, con trai của 2 nạn nhân thiệt mạng do mưa lũ, anh Sướng nhớ lại: "Ngày 11/10, như thường lệ, bố mẹ tôi chăn thả gia súc tại khu vực suối Tống và nghỉ tại lều tạm cách nhà chừng 2 km. Sáng hôm đó trời mưa rất to, trước khi xảy ra sự việc, tôi gọi điện hỏi thăm tình hình bố mẹ ở lều tạm ra sao thì bố mẹ nói "Nước chưa dâng đến lều, các con cứ yên tâm”. Đó là lần nói chuyện cuối cùng của tôi với bố mẹ vì đến 10h, nước rút bớt, chúng tôi đến lều tạm, khi đó đất, đá đã vùi lấp hoàn toàn căn lều cùng bố mẹ tôi trong đó”. Cùng với lực lượng dân quân và nhân dân trong xã, công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn nhanh chóng được xã triển khai, đến 11h cùng ngày tìm được thi thể ông Hà Văn Tó. Lực lượng tìm kiếm nỗ lực đào bới đất, đá đến 12h đêm mới nghỉ. Đến 10h ngày 12/10 thi thể bà Lường Thị Tóm mới được tìm thấy.

Kết thúc công tác tìm kiếm người bị nạn, chính quyền xã nhanh chóng khắc phục hậu quả về cơ sở vật chất. Để đảm bảo giao thông, xã huy động toàn bộ lực lượng dân quân, công an xã và người dân cùng 2 máy xúc của doanh nghiệp san đất, đá, thông đường. Tuy nhiên, đường vào khu sản xuất Thung Phạt ở xóm Bay và Thung Khương ở xóm Búa bị sạt lở nghiêm trọng vẫn chưa thể khắc phục, chỉ có thể đi bộ chứ không di chuyển được bằng phương tiện. Nghiêm trọng hơn là đường bộ vào xóm Sổ đã tê liệt hoàn toàn và bị tàn phá nặng nề nằm ngoài khả năng khắc phục của xã. Công tác cứu trợ nhu yếu phẩm cho 58 hộ dân trong xóm đều được vận chuyển bằng đường rừng. Các trường học bị bùn đất tràn vào khuôn viên ngập 20 cm đã được dọn dẹp, học sinh trở lại học bình thường. Các đường ống dẫn nước bị vỡ đã được nối lại đảm bảo việc cung cấp nước sạch cho người dân. Số nhà dân bị ảnh hưởng khắc phục cơ bản đạt 80%.

Tuy nhiên, việc di dời 16 hộ ra khỏi vùng nguy hiểm vẫn gặp nhiều khó khăn. Đồng chí Lường Văn Đương, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Hiện xã mới vận động di dời được hộ ông Lường Văn Nhất ở xóm Bay, 15 hộ còn lại đã được thông báo về nguy cơ sạt lở cần khẩn trương tìm đến nơi an toàn. Đa số các hộ trong diện di dời là hộ nghèo, kinh phí hạn chế. Đặc biệt, địa hình chủ yếu là đồi núi, ít bưa bãi bằng nên việc tìm địa điểm phù hợp cho các hộ gặp nhiều khó khăn”. Hiện, công tác khắc phục hậu quả ở xã cơ bản được đảm bảo, người dân dần ổn định cuộc sống.

Về những đề xuất trong công tác khắc phục hậu quả, đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Đề nghị huyện có phương án hỗ trợ cây, con giống để bà con ổn định lại sản xuất. Cấp kinh phí tu sửa 2 bai bị hư hỏng nặng tại xóm Thượng và xóm Sổ. Đặc biệt, khôi phục tuyến đường bộ từ xóm Sổ lên UBND xã hư hỏng hoàn toàn. Với những hộ trong diện di dời, đề nghị huyện phối hợp với xã tìm phương án giải quyết, tránh tình trạng mất an toàn, nguy hiểm đến tính mạng người dân”.

 Thanh Sơn


Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục