(HBĐT) - Những chiếc nón tròn vành cùng đường khâu chắc chắn.... những bức tranh thêu tinh xảo được tạo nên bởi đôi bàn tay khéo léo, dù một phần cơ thể không lành lặn nhưng họ vẫn có cả khối óc và con tim nghị lực với mong muốn xã hội nhìn nhận người khuyết tật công bằng hơn, cảm thông hơn... Đó chính là sản phẩm của những người khuyết tật do Trung tâm bảo trợ xã hội nhân đạo Minh Đức, huyện Lương Sơn đào tạo.



Bà Bùi Thị Minh Thức, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội nhân đạo Minh Đức hướng dẫn học viên khuyết tật thêu tranh.

Trung tâm bảo trợ xã hội nhân đạo Minh Đức - nơi đang tạo dựng tương lai cho không ít người kém may mắn. ở đây, họ được học các kỹ năng sống, học nghề để nuôi sống bản thân.

Năm 2007, bà Bùi Thị Minh Thức mở Trung tâm nhân đạo ngay tại nhà mình thuộc tiểu khu 12 – thị trấn Lương Sơn - huyện Lương Sơn và tiếp nhận những người khuyết tật vào làm nghề thêu tay truyền thống. Ban đầu bà chỉ nhận hơn 10 người khuyết tật vào đào tạo.

Công việc trong suốt hơn 10 năm qua hết sức khó khăn vì nguồn hàng không ổn định. Thu nhập bấp bênh, không đủ gồng gánh chi phí cho hơn chục con người, có lúc lâm cảnh nợ nần, bế tắc... Bà Thức càng cô đơn hơn trên con đường thực hiện ý nguyện đưa "chiếc cần câu” tới cho những cảnh đời kém may mắn khi chính gia đình và bạn bè cũng không ủng hộ vì nhận thấy bà quá vất vả khi tuổi không còn trẻ và công việc kinh doanh lại mù mịt, chẳng thấy tương lai.

Không nản chí, bà Thức tiếp tục đi tìm các mối để giao, nhận hàng. Không ít doanh nghiệp và cơ sở khi biết bà nhận hàng về cho người khuyết tật làm đã từ chối vì họ cảm thấy không tin tưởng. Khó khăn chồng chất khó khăn....bà lặn lội ra Thủ đô Hà Nội tìm đến các cơ sở thêu lâu năm, uy tín. Bà đi đến cả các tỉnh có nhiều khu du lịch nổi tiếng như Huế, Đà Nẵng để tìm nơi tiêu thụ sản phẩm. Thấy tấm lòng cao cả của bà, nhiều doanh nghiệp, cơ sở đã đồng ý giao và nhận thu mua các sản phẩm thêu tay từ người khuyết tật của Trung tâm do bà đảm nhận. Nhờ thế, sau một thời gian, khi công việc kinh doanh tốt dần lên, Trung tâm bảo trợ xã hội nhân đạo Minh Đức cũng được nhiều người biết đến. Những người khuyết tật ở các nơi trong tỉnh đã liên hệ để được vào làm tại trung tâm của bà vì họ nhận ra đây chính là môi trường dành cho mình.

Các sản phẩm thêu tay của những người khuyết tật tại Trung tâm bảo trợ xã hội nhân đạo Minh Đức luôn được các doanh nghiệp, cơ sở đánh giá cao. Nhờ thế mà hiện nay, Trung tâm không chỉ nhận các đơn hàng để bán trong nước mà còn được các doanh nghiệp nhận xuất khẩu ra nước ngoài.

Hiện nay, Trung tâm bảo trợ xã hội nhân đạo Minh Đức đang tạo các nghề như: làm nón, mây - tre đan và nghề thêu tay truyền thống cho 50 lao động là người khuyết tật. Ngoài lao động đang sống và làm việc tại Trung tâm, hiện còn nhiều người khuyết tật trong tỉnh đã thành thạo nghề sau một thời gian làm việc tại Trung tâm. Họ nhận hàng về làm tại nhà và luôn trả hàng đúng thời gian để giao cho các công ty theo hợp đồng.

Đồng chí Quách Thị Kiều, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn đánh giá: "Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa dành cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Lương Sơn nói riêng. Trong đó có hoạt động hỗ trợ, dạy nghề, tạo việc làm cho những lao động là người khuyết tật. Qua đó đã góp phần chung tay cùng với các cấp, ngành trong huyện giúp cho người khuyết tật có được công việc ổn định, tự chủ được cuộc sống của mình, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, xã hội. Khi người khuyết tật khẳng định được giá trị của bản thân đối với xã hội thì họ sẽ dễ dàng hoà nhập với cộng đồng hơn... Với những hoạt động ý nghĩa đó, Trung tâm Bảo trợ xã hội nhân đạo Minh Đức thực sự là ngôi nhà chung, là nơi tạo dựng tương lai cho những mảnh đời kém may mắn.

Những người khuyết tật tại đây đã có việc làm ổn định, điều kiện ăn, ở được bà Thức hỗ trợ. Chính vì vậy, thay vì trở thành gánh nặng của gia đình, xã hội, những người khuyết tật đã có thể tự bước trên đường đời bằng chính đôi chân của mình. Điều này có ý nghĩa hơn mọi lời nói yêu thương, vì hơn ai hết, bà Thức luôn mong muốn xã hội thừa nhận và trân trọng đóng góp của những con người không lành lặn này.

 Trần Trang
(Đài Lương Sơn)

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục