(HBĐT) - Mỗi điểm Bưu điện văn hóa xã (BĐ-VHX) là một "mắt xích” quan trọng trong mạng lưới của ngành. Xác định rõ điều này, những năm gần đây, Bưu điện huyện Kỳ Sơn luôn dành sự quan tâm đồng đều, thỏa đáng để tạo diện mạo mới cho các điểm BĐ-VHX.


"Năm 2017, doanh thu của BĐ -VHX Hợp Thịnh đạt 474 triệu đồng, trong đó bán hàng tiêu dùng trên 57 triệu đồng. Bằng các kiến thức: kinh doanh, tiếp thị, bán hàng mà Bưu điện tỉnh, Bưu điện huyện Kỳ Sơn đã đào tạo cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền xã, KDC nơi tôi ở đã phát triển tốt mô hình điểm BĐ-VHX đa dịch vụ. Hiện tại, BĐ- VHX thực sự là "cánh tay nối dài” đưa các dịch vụ của ngành Bưu điện Việt Nam đến gần với người dân, góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH - HĐH, xây dựng nông thôn mới của xã” - chị Nguyễn Thị Hương, nhân viên BĐ- VHX Hợp Thịnh chia sẻ.

Đứng trước những khó khăn, sự thay đổi của nhu cầu thị trường, Bưu điện huyện Kỳ Sơn đã bám sát chủ trương của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Bưu điện tỉnh duy trì hoạt động điểm BĐ-VHX, xem đây là kênh bán hàng rộng khắp, đa dịch vụ. Theo đó, Bưu điện huyện phân công nhiệm vụ cho cán bộ trong đơn vị theo dõi, phối hợp hỗ trợ, động viên và hướng dẫn kinh doanh các dịch vụ mới, tuyên truyền, quảng bá các dịch vụ của ngành tại điểm BĐ-VHX. Bồi dưỡng nghiệp vụ và triển khai các cơ chế kinh doanh, hoa hồng các dịch vụ cho các điểm BĐ-VHX. Nhân viên kinh doanh - chuyên quản văn hóa xã chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của các điểm BĐ-VHX trực tiếp hướng dẫn cách tiếp thị, bán hàng, cách giao tiếp, tiếp cậntừng đối tượng khách hàng…

Để duy trì hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại điểm BĐ-VHX, Bưu điện huyện Kỳ Sơn giao cho các điểm kế hoạch doanh thu từng loại hình dịch vụ như: Nhóm dịch vụ bán hàng hóa (BT Com, AVG, phong bì,hàng hóa…); nhóm dịch vụ bán sim - thẻ;nhóm dịch vụ tài chính bưu chính: (bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm ôtô, xe máy, thu gom bưu gửi, nhận gửi tiết kiệm Bưu điện, vay tín dụng Bưu điện...). Căn cứ vào kết quả thực hiện ở các BĐ-VHX chia thành 3 nhóm làm doanh thu: Nhóm 1, BĐ-VHX các xã: Độc Lập, Trung Minh, Hợp Thịnh có sản lượng các dịch vụ đồng đều, địa bàn bán hàng tốt và tỷ lệ doanh thu cao. Nhóm 2, BĐ- VHX các xã Phú Minh, Mông Hóa, là các điểm có địa bàn bán hàng tốt. Nhóm 3, BĐ-VHX các xã: Yên Quang, Dân Hạ, Phúc Tiến, Hợp Thành, Dân Hòa chỉ nghiêng về 1 dịch vụ. Căn cứ vào doanh thu, Bưu điện huyện đưa ra các tiêu chí để khen thưởng. Cuối mỗi quý tổ chức đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm và khen thưởng. Đến hết năm 2017, 100% điểm BĐ-VHX của huyện Kỳ Sơn được nhận khen thưởng cấp tỉnh. Mỗi quý Bưu điện huyện Kỳ Sơn đều được 1 điểm khen thưởng cấp Tổng Công ty.

Với hướng đi, cách làm cụ thể, bắt đầu từ năm 2015, các điểm BĐ-VHX của huyện Kỳ Sơn đã có những bước chuyển mình đáng kể: từ thụ động chờ khách hàng đến để phục vụ, nay nhân viên bưu điện đã chủ động đi tìm khách hàng, vận động nhân dân sử dụng các mặt hàng cũng như dịch vụ của đơn vị. Năm 2017 doanh thu BĐ-VHX thuộc Bưu điện huyện Kỳ Sơn đạt 4,462 tỷ đồng, tăng 145% so với năm 2016, chiếm 50,09% tổng doanh thu thực hiện tại đơn vị.

Coi mỗi điểm BĐ-VHX là một "mắt xích” quan trọng trong hệ thống, có sự định hướng, hỗ trợ kịp thời, sâu sát, Bưu điện huyện Kỳ Sơn đã thành công trong việc tạo diện mạo mới cho điểm BĐ-VHX. Được Bưu điện tỉnh đánh giá cao về công tác triển khai kinh doanh tại BĐ-VHX.


Thúy Hằng

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục