(HBĐT) - Thời gian gần đây, qua phản ánh từ người dân, thị trường gas Hòa Bình có hiện tượng đột nhiên tăng giá, mức tăng dao động từ 40.000 - 50.000 đồng/bình. Thực tế này được các chủ cửa hàng kinh doanh gas giải thích: Do hiện nay, các công ty buôn bán nắm nguồn cung của tỉnh đã thành lập Hội Gas Hòa Bình, đồng thời từ khi mỗi bình gas có thêm nhãn tem ghi "Tem chống hàng giả; Hội Gas Hòa Bình” phát hành, giá gas tăng lên 40.000 đồng so với bình thường.

 

Người dân lưu ý khi mua ga thấy các tem nhãn lạ và tăng giá bất thường, hãy đến Hội Bảo vệ quyền lợi NTD để tư vấn, khiếu nại.

"Hội Gas Hòa Bình” là… không có!

Được biết, trong tháng 4, Sở Công Thương đã nhận được 5 đơn kiến nghị của các công ty, hộ kinh doanh gas trên địa bàn huyện Kim Bôi và Lương Sơn phản ánh một số cá nhân tự thành lập "Hội Gas Hòa Bình”, đồng thời trên thị trường xuất hiện các bình gas dán tem ghi "Tem chống hàng giả; Hội Gas Hòa Bình” (có hình đính kèm theo). Cùng với đó, mỗi bình gas được dán tem "Hội Gas Hòa Bình” phát hành tăng giá từ 40.000 - 50.000 đồng/bình. Hành vi này có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), quy định về giá bán LPG, về tem, nhãn sản phẩm, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
 
Tuy nhiên, theo thông tin từ Sở Nội vụ - cơ quan quản lý Hội, Hiệp hội thì toàn tỉnh hiện có 47 Hội, Hiệp hội nhưng không bao gồm Hội Gas Hòa Bình, đồng nghĩa với việc Hội Gas Hòa Bình không có tên trong danh sách các Hội, Hiệp hội của tỉnh. Trao đổi về hiện tượng tăng giá gas trên thị trường, đồng chí Trương Thanh Sơn, Phó Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh khẳng định: Theo Nghị định số 19/NĐ - CP về kinh doanh khí quy định về điều kiện kinh doanh khí, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh khí, kinh doanh dịch vụ LPG và Thông tư số 03/2016/TT - BCT quy định chi tiết Nghị định số 19/2016/NĐ - CP về kinh doanh khí do Bộ Công Thương ban hành, cụ thể quy định các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Việc thay đổi giá bán đều phải có thông báo đến Sở Tài chính và Sở Công Thương địa phương. ở vụ việc tăng giá này, cả Sở Công Thương và Sở Tài chính đều không nhận được thông báo.
 
Sẽ xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh gas
 
Đó là quyết tâm của lực lượng QLTT và các ngành phối hợp liên quan trong việc chống gian lận và tăng giá gas đang diễn biến phức tạp, góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, quyền lợi của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chân chính.
 
Qua rà soát thống kê trên địa bàn có 307 cơ sở kinh doanh LPG, 12 thương nhân đầu mối, 3 cơ sở sang chiết lỏng. Ngày 3/4/2018, UBND tỉnh đã có Văn bản số 1803/VPUBND- TCD về việc giải quyết đơn của các hộ kinh doanh LPG giao Sở Công Thương xem xét, kiểm tra, giải quyết, trả lời công dân, báo cáo UBND tỉnh. Ngay sau đó, Sở Công Thương đã yêu cầu Chi cục QLTT triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Sở. Đồng thời, đoàn kiểm tra liên ngành giải quyết đơn của các hộ kinh doanh LPG đã được thành lập, thành phần gồm Sở Công Thương, Sở Tài chính, Công an, Cục Thuế tỉnh.
 
Bên cạnh đó, Chi cục QLTT đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh LPG nhằm quản lý, giám sát chặt, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong kinh doanh LPG. Thiết lập trật tự trong hoạt động kinh doanh LPG. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần tích cực ổn định thị trường, đảm bảo an sinh xã hội. Việc kiểm tra sẽ tiến hành từ nay đến hết tháng 6/2018 trên toàn địa bàn, đối tượng bao gồm phương tiện đang vận chuyển LPG, các cơ sở kinh doanh LPG.

 

Bùi Minh

 

Thể hiện sự kiên quyết xử lý vi phạm trong kinh doanh LPG, kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 13, ngày 4/10/2017 của Bộ Công Thương, Chi cục QLTT tỉnh đã tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm với 73 vụ, đã kiểm tra, xử lý vi phạm 8 vụ, số tiền phạt vi phạm hành chính 295,5 triệu đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu là mua bán LPG chai trôi nổi trên thị trường; làm thay đổi kết cấu hình dạng chai LPG, nạp LPG vào chai không thuộc sở hữu của chính thương nhân chủ sở hữu trạm nạp, sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì LPG chai. Điển hình là vụ việc Công ty TNHH khí dầu mỏ hóa lỏng Phúc Khang đã có hành vi vi phạm làm thay đổi hình dạng, kết cấu chai LPG, sản xuất giả mạo nhãn, bao bì hàng hóa, nạp LPG vào chai LPG không thuộc sử hữu của chính thương nhân chủ sở hữu trạm nạp, phạt tiền vi phạm hành chính 190 triệu đồng, tịch thu 261 chai LPG các loại.

 

 


Các tin khác


Tổng kết Dự án “Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình"

Sáng 9/5, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình”. 

Vốn ưu đãi – “bà đỡ” cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mai Châu

Những năm qua, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực sự là điểm tựa cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mai Châu vượt lên đói, nghèo. Huyện có trên 88% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; có 10 xã vùng III, 7 xóm ở các xã vùng II thuộc diện đặc biệt khó khăn. Những năm qua, không ít hộ dân trong huyện đã vượt lên khó khăn khi được tiếp cận với các chương trình cho vay của NHCSXH.

Huyện Lạc Thủy lan tỏa việc học và làm theo Bác

Qua 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong học tập và làm theo Bác trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng xây dựng Đảng bộ huyện trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục