(HBĐT) - Trong suốt những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng bào Dao ở xóm Suối Rèo (ngày nay thuộc xã Vĩnh Tiến, Kim Bôi) thuộc xóm Vĩnh Tiến (xã Vĩnh Đồng, tổng Kim Bôi, châu Lương Sơn) luôn đoàn kết, tích cực lao động sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Ngày nay, phát huy những truyền thống cách mạng của quê hương, bà con Suối Rèo không ngừng nỗ lực khắc phục khó khăn, từng bước xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc.


 

Hệ thống đường giao thông nông thôn được đầu tư cải tạo, đáp ứng nhu cầu giao thương của người dân xóm Suối Rèo, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi).

Bản Suối Rèo được hình thành từ lâu đời trên cơ sở hợp nhất các khu: Đôi Đông, Cửa Pi, Cùm Trầm, bà con sinh sống ở đây hầu hết là dân tộc Dao quần chẹt. Lúc bấy giờ, trên 90% dân bản không biết chữ, các hủ tục phong kiến lạc hậu, mê tín dị đoan còn nặng nề. Đã vậy, mảnh đất nơi họ sinh sống lại chẳng được thiên nhiên ưu đãi. Thiên tai xảy ra liên miên khiến cuộc sống vốn đã khó khăn của những con người chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp càng thêm cơ cực. Thời kỳ thực dân phong kiến, bà con chịu sự đàn áp, bóc lột nặng nề, quanh năm sống trong đói nghèo.

Cách mạng về, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân bản Suối Rèo nói riêng cũng như toàn xã nói chung cùng đồng lòng, sát cánh chống "giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Với sự lãnh đạo của chính quyền địa phương, bà con thi đua tăng gia sản xuất. Đồng thời, tích cực tham gia các lớp bình dân học vụ, xây dựng nếp sống mới, đấu tranh xóa bỏ các hủ tục trong cưới xin, ma chay, mê tín dị đoan, từ bỏ lối sống cũ để định canh, định cư. Cùng với sự phát triển của phong trào cách mạng, cuộc sống của đồng bào người Dao từng bước được cải thiện. Nạn đói cơ bản được đẩy lùi, tỷ lệ mù chữ giảm, nếp sống văn hóa mới dần được thực hiện nghiêm túc.

Trong thời kỳ đổi mới, Chi bộ và nhân dân bản Suối Rèo luôn nỗ lực phấn đấu phát triển KT-XH. Đến nay, hệ thống cơ sở vật chất điện, đường, trường, trạm được đầu tư cải tạo, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của bà con. Màu xanh của cây lúa, cây ngô đã phủ kín những vùng đất hoang hóa ngày nào. Nhà tạm, nhà dột nát dần biến mất, thay vào đó là những ngôi nhà kiên cố được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của người Dao. Các hộ đã có ti vi, xe máy, khá hơn thì có thêm máy tuốt lúa, máy cày. Ngoài sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ mạnh dạn chọn hướng phát triển kinh tế mới như lâm nghiệp, dịch vụ, nhằm nâng cao thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của bản và của toàn xã Vĩnh Tiến.

Anh Lý Xuân Kính, Trưởng bản Suối Rèo cho biết: Hiện nay, bản có 83 hộ với trên 400 nhân khẩu. Qua nhiều dự án, chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện và xã, bà con có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển kinh tế. Khoảng 5 năm trước, cả bản có tới gần 50 hộ nghèo, thu nhập bình quân chỉ đạt 5 triệu đồng/người/năm, đến nay số hộ nghèo giảm còn 41 hộ, thu nhập bình quân đạt 8 triệu đồng/người/năm. Cả bản còn 5 nhà tạm, đã xuất hiện những tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi như hộ bà Triệu Hồng Nghiêm, hộ ông Triệu Văn Hòa. Những kết quả đạt được tuy chưa cao nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền, các cấp ủy Đảng, bà con có thêm nguồn động lực để phấn đấu vượt khó.

 Thu Hằng


Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục