(HBĐT) - Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát triển đội ngũ trí thức, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức hoạt động có hiệu quả.


Cán bộ Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hòa Bình ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô trong sản xuất giống cây lâm nghiệp.

Đồng thời, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức trong, ngoài tỉnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KHCN vào các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2008-2017, đội ngũ trí thức trong, ngoài tỉnh đã thực hiện 216 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh với tổng kinh phí trên 73,1 tỉ đồng. 

Năm 2008, toàn tỉnh có 6 người có trình độ tiến sỹ và chuyên khoa II, 372 người có trình độ thạc sỹ và chuyên khoa I, 9.575 người có trình độ đại học, 5.237 người có trình độ cao đẳng; về lý luận chính trị có 496 người có trình độ cử nhân và cao cấp, 879 người có trình độ trung cấp. 

Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 31.796 cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện, xã. Trong đó, có 20.019 công chức, viên chức có trình độ từ cao đẳng trở lên, chiếm 63% (có 51 người trình độ tiến sỹ và tương đương, 957 người trình độ thạc sỹ và tương đương, 12.282 người trình độ đại học, 6.729 người trình độ cao đẳng). Về lý luận chính trị có 7112 người trình độ cử nhân và cao cấp, 1.275 người trình độ trung cấp, 2.341 người trình độ sơ cấp. Sau 10 năm, đội ngũ trí thức của tỉnh tăng nhanh về số lượng, chất lượng đổi mới rõ rệt, có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình CNH-HĐH và phát triển KT-XH của tỉnh. 

Trong khối cơ quan nhà nước, doanh nghiệp hay trên các lĩnh vực khác như nông - lâm nghiệp, KH-CN, y tế, giáo dục, văn hóa, đội ngũ trí thức đã tích cực tham gia tham mưu cho cấp ủy, chính quyền ban hành các chủ trương, chính sách, giải pháp thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đổi mới công nghệ, thực hiện nhiều đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp bộ, cấp nhà nước được công nhận, triển khai thực hiện mang lại hiệu quả KT-XH, ứng dụng KHCN nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nổi bật trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp có đề tài "Xây dựng ngân hàng gen đông lạnh để nhân giống vật nuôi bản địa”, "Nhân giống thương phẩm cá đặc sản vùng lòng hồ sông Đà”, "Bình tuyển cây có múi đầu dòng để bảo tồn và nhân rộng”... Nhờ vậy, trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã đạt những kết quả tích cực: Xây dựng vùng cam Cao Phong có bộ giống chất lượng tốt, năng suất cao; phát triển một số vùng nông sản hàng hóa có lợi thế cạnh tranh của tỉnh như: rau su su, quýt, bưởi da xanh (Tân Lạc), quả lặc lày (Lương Sơn), nhãn (Kim Bôi), chè shan tuyết (Mai Châu)... góp phần tích cực trong phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nông dân, thực hiện có hiệu quả CTMTQG xây dựng nông thôn mới. Trong lĩnh vực CN-XD có nhiều chuyển biến trong đổi mới công nghệ, đã xóa bỏ các lò gạch thủ công triển khai sản xuất các loại gạch không nung, đổi mới công nghệ sản xuất xi măng lò đứng sang công nghệ lò quay với năng suất, chất lượng cao, thân thiện hơn với môi trường. Đội ngũ trí thức trong lĩnh vực y tế đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao như phẫu thuật thay khớp háng, nội soi khớp gối, phẫu thuật các khối u não, nội soi cắt u đại tràng, lọc máu liên tục..., chất lượng khám chữa bệnh ngày một nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 

Để xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH, tỉnh đã chú trọng thực hiện các chính sách trọng dụng, đãi ngộ, tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức. Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã tuyển dụng 3.004 công chức, viên chức có trình độ đại học trở lên; xem xét, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với 626 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Nhiều văn bản thu hút nhân tài được ban hành, tiếp nhận một số bác sỹ, dược sỹ về công tác tại tỉnh . Từ năm 2007 2012, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ kinh phí cho 115 người đi học sau đại học, trong đó có 1 tiến sỹ, 64 thạc sỹ, chuyên khoa cấp I, II, tiếp nhận trên 50 sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi về tỉnh công tác. Từ năm 2012 đến nay tỉnh đã tiếp nhận, thu hút được 1 thạc sỹ tốt nghiệp loại xuất sắc tại nước ngoài, 1 sinh viên tốt nghiệp thủ khoa đại học trong nước về công tác, thu hút 21 bác sỹ với tổng kinh phí 1.170 triệu đồng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp được tăng cường. Trong 10 năm (2008-2017), toàn tỉnh đã mở 1.139 lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho 126.241 công chức; phối hợp đào tạo, cử đi đào tạo trình độ cao đẳng trở lên cho 4.308 lượt cán bộ, công chức (có 3.502 lượt đào tạo đại học, cao đẳng, 806 lượt đào tạo sau đại học); cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài 309 công chức, viên chức. Tổ chức các lóp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, tin học, ngoại ngữ... cho 121.566 các bộ, công chức. Tổng kinh phí thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn 101,8 tỉ đồng.

 

Hà Thu


Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục