(HBĐT) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2016 - 2020, huyện Kim Bôi có 1 thị trấn khu vực I, 11 xã khu vực II, 16 xã khu vực III. Trong tổng số 28 xã, thị trấn với 158 xóm, khu toàn huyện có 20 xã, 8 xóm thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Đây cũng chính là các địa bàn phải chịu áp lực lớn trong công tác giảm nghèo, đồng thời nhận được sự quan tâm đầu tư của nhiều chương trình, chính sách, dự án dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi ĐBKK.


Mô hình nuôi bò vỗ béo tại xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) góp phần ổn định sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tú Sơn là một trong các xã ĐBKK có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện Kim Bôi. Tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn còn 37,3%, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của huyện là 20,14%. Theo Chủ tịch UBND xã Bạch Công Dương, lộ trình giảm nghèo bền vững của Tú Sơn phải đối mặt với nhiều thách thức như địa bàn rộng, dân cư sống rải rác, hệ thống hạ tầng phục vụ dân sinh còn ngổn ngang, nhiều tuyến đường liên xã chưa được bê tông hóa, kênh mương thủy lợi chưa hoàn thiện, các lĩnh vực sản xuất gặp nhiều khó khăn nên hiệu quả hạn chế. Điển hình như sản xuất nông, lâm nghiệp - vốn chiếm 70% cơ cấu kinh tế nhưng giá trị sản xuất (theo giá trị hiện hành) trong cả năm 2018 mới đạt khoảng 96 tỷ đồng, tổng giá trị sản xuất của xã năm 2018 đạt khoảng 136 tỷ đồng. Đây là một con số rất khiêm tốn nếu so sánh với gần 1.720 hộ dân đang sinh sống trên địa bàn xã, tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 18,3 triệu đồng/năm.

Trên phạm vi toàn huyện, với tổng số 27.232 hộ dân, trong đó trên 90% là hộ đồng bào DTTS (hộ DTTS hiện cũng chiếm 98,59% tổng số hộ nghèo trên địa bàn), huyện Kim Bôi đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong công tác giảm nghèo bền vững. Nằm trong số các huyện nghèo trên cả nước nhận được sự hỗ trợ của Chương trình 30a (Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/ NQ-CP của Chính phủ), những năm qua, "huyện 30a” Kim Bôi đã tích cực triển khai nhiều chương trình, chính sách, dự án đặc thù dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi ĐBKK. Từ đó, tạo động lực cần thiết để vươn lên thoát nghèo, hướng tới phát triển toàn diện về KT-XH. Cụ thể, trong 5 năm (2014 - 2019), Chương trình 135 đã đầu tư xây dựng 231 công trình hạ tầng cơ sở trên địa bàn 20 xã và 8 xóm ĐBKK với tổng giá trị trên 100 tỷ đồng; trên 15,5 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ DTTS được hưởng lợi từ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; trên 33,1 nghìn lượt hộ được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo; gần 5.000 hộ được hưởng lợi từ chính sách đặc thù về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán; gần 40,2 nghìn lượt hộ đồng bào DTTS được hỗ   trợ vay vốn phát triển sản xuất từ các chính sách dân tộc khác… 

Nhờ sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ, công cuộc xóa đói, giảm nghèo của địa phương đã có chuyển biến đáng ghi nhận. Trong giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 53,79% (năm 2011) còn 21,15% (năm 2014); giai đoạn 2016 - 2020, chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm từ 35,04% (năm 2015) còn 20,14% (năm 2018). Với đà giảm nghèo đang có, huyện đặt mục tiêu trong giai đoạn 2019 - 2024 giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân khoảng 4%/năm; phấn đấu đến năm 2024, thu nhập bình quân đầu người ở các xã ĐBKK đạt trên 24 triệu đồng/năm, giảm số xã khu vực III còn dưới 30% tổng số xã, thị trấn trên địa bàn huyện.  

Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Huyện ủy Kim Bôi khẳng định: Để đạt mục tiêu đề ra đối với công tác giảm nghèo những năm tiếp theo, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân huyện Kim Bôi phát huy tinh thần đoàn kết, triển khai đồng bộ các giải pháp đã hoạch định. Cùng với ý chí vượt khó vươn lên, huyện xác định cần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư để tiếp thêm sức mạnh cho công tác giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào DTTS. Trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển KT-XH các xã khu vực III, xã khu vực II có thôn ĐBKK và thôn, xóm có đông đồng bào DTTS. Bằng cách xác định rõ các trọng tâm để ưu tiên nguồn lực, huyện quyết tâm hướng tới các giá trị bền vững trong công cuộc giảm nghèo, phấn đấu vươn lên từ xuất phát điểm là "huyện nghèo” trở thành huyện có sự phát triển toàn diện về KT-XH, sớm đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước.


       Thu Trang

Các tin khác


Tri ân anh hùng, liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình

Nghĩa trang liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình những ngày này nhiều gia đình liệt sỹ, cán bộ và nhân dân, đoàn viên - thanh niên đến thăm viếng. Nghĩa trang được quy hoạch trên ngọn đồi thuộc phường Dân Chủ, TP Hòa Bình, bên rừng cây gió thổi vi vu ngày đêm. Trước đây nghĩa trang thuộc phường Phương Lâm, sau đó được quy hoạch, đầu tư xây dựng với quy mô khoảng 4,2ha tại phường Dân Chủ.

Gần 2.000 trẻ em được khám sàng lọc, hội chẩn bệnh lý tim mạch miễn phí

Ngày 3/5, tại Trường TH&THCS Cao Sơn (Đà Bắc), Sở LĐ-TB&XH, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, Trung tâm Tim Mạch - Bệnh viện E, UBND huyện Đà Bắc phối hợp tổ chức chương trình khám sàng lọc, hội chẩn bệnh lý tim mạch miễn phí cho trẻ em từ 0 - 16 tuổi trên địa bàn hai xã Cao Sơn, xã Mường Chiềng.

Phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024

Ngày 3/5, Hội đồng An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp cùng Liên đoàn Lao động tỉnh và UBND TP Hòa Bình tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2024. Dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng ATVSLĐ tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh...

Lo ngại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28-01S phải dừng hoạt động

Trước thực tế Trung tâm Đăng kiểm (TTĐK) xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hoà Bình sẽ phải tạm dừng hoạt động, mới đây, Sở GTVT đã đề xuất UBND tỉnh xem xét, có biện pháp tháo gỡ vướng mắc để duy trì hoạt động, phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân.

Hội Chữ thập đỏ huyện Lạc Thủy: Tích cực tham gia phòng ngừa, ứng phó thiên tai

Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Lạc Thủy tích cực tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa, sơ cấp cứu, cứu trợ đột xuất, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân, nhất là tại các xã ven sông Bôi.

Phát hiện 1 quả đạn pháo chưa nổ tồn sót sau chiến tranh ở lòng sông Đà

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, Công an phường Thịnh Lang vừa tiếp nhận 1 quả đạn pháo là vật liệu nổ nguy hiểm tồn sót sau chiến tranh do người dân phát hiện tại khu vực bờ sông Đà thuộc phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục