Bài 2 - Đâu là lời giải cho bài toán giải quyết vấn đề người nghiện?
(HBĐT) - Trên thực tế, để giải quyết vấn đề người nghiện ma tuý (NNMT) và giảm tỷ lệ tái nghiện ma túy sau cai đang là một vấn đề nan giải. Vậy, đâu là lời giải cho bài toán này?


Cán bộ Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ xã Tử Nê (Tân Lạc) động viên người nghiện ma tuý ở địa phương cai nghiện thành công, hoà nhập với cộng đồng.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý người nghiện

Tại Công văn số 885/UBND-NC, ngày 11/6/2019 của UBND tỉnh xác định rõ công tác quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên để chủ động phòng ngừa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật ngay từ cơ sở; tăng cường các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người sau cai nghiện và người chấp hành xong án phạt tù.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, cơ quan, đơn vị bằng nhiều hình thức phù hợp để nhân dân hiểu rõ, giúp đỡ, phối hợp với các ngành, các cấp,lực lượng chức năng trong việc quản lý, giáo dục đối tượng tại địa bàn cơ sở và vận động NNMT đi cai nghiện tự nguyện (CNTN) tại các cơ sở cai nghiện. Đồng thời, làm tốt công tác vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia công tác cảm hoá, giáo dục đối tượng, hướng nghiệp, tạo điều kiện để các đối tượng sớm ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng; các địa phương thường xuyên rà soát, nắm chắc tình hình các loại đối tượng tại địa bàn để có kế hoạch cụ thể trong công tác quản lý, giáo dục NNMT, người vi phạm pháp luật tại cộng đồng; yêu cầu tất cả các đối tượng trong diện quản lý đều phải được lập hồ sơ để quản lý; kiên quyết xử lý nghiêm, triệt để các hành vi vi phạm của đối tượng...

Lấy cơ sở làm trung tâm trong quản lý, giáo dục người nghiện

Bên cạnh các giải pháp trên, theo đồng chí Quách Thị Kiều, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, các địa phương cũng cần phải đẩy mạnh tổ chức thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm kiềm chế sự gia tăng của người nghiện mới; tổ chức tốt việc hỗ trợ người sau cai nghiện, lấy thôn, xóm, khu dân cư và gia đình làm trung tâm trong quản lý, giáo dục NNMT và người sau cai nghiện khi trở về địa phương.

Thực tiễn cho thấy, nơi nào làm tốt vấn đề này thì công tác quản lý, giáo dục NNMT, sau cai nghiện đạt hiệu quả cao. Có thể kể đến một số địa phương như: thị trấn Bo (Kim Bôi), thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn), xã Nhuận Trạch (Lương Sơn)... Đơn cử như ở thị trấn Kỳ Sơn đã huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm,tệ nạn ma túy, nhất là tập trung giải quyết vấn đề NNMT, sau cai nghiện. Ngoài việc thường xuyên gọi hỏi, răn đe, lập hồ sơ quản lý, giáo dục tại địa phương và lập hồ sơ đưa NNMT đi cai nghiện bắt buộc, thị trấn còn chú trọng công tác quản lý, giúp đỡ người nghiện sau cai bằng sự quan tâm, tạo điều kiện cho họ có việc làm, thu nhập, tạo dựng cuộc sống ổn định. Điển hình như anh Nguyễn Văn P. ở khu 1 là NNMT nhiều năm, sau khi bị bắt đi tù 2 năm về tội tàng trữ trái phép chất ma túy trở về địa phương, được sự động viên của gia đình, các ngành, đoàn thể và khu dân cư đã bước qua mặc cảm, cai nghiện thành công. Sau khi cai nghiện về địa phương được UBND thị trấn tạo điều kiện giúp đỡ tạo dựng cuộc sống ổn định. Nhờ đó, giúp anh Nguyễn Văn P. đoạn tuyệt với ma túy.

Cai nghiện bằng methadone có là hướng đi hiệu quả?

Dự báo năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 2.500 - 2.700 NNMT. Do vậy, việc điều trị, cai nghiện đối với NNMT đang trở thành một áp lực lớn. Việc điều trị, cai nghiện theo các phác đồ cũng như lao động trị liệu đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, điều trị cai nghiện cho NNMT bằng chất thay thế (methadone) cũng đang được xem là một hướng đi, giải pháp có hiệu quả nhằm góp phần từng bước giải quyết vấn đềNNMTtrên địa bàn tỉnh.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 11 cơ sở điều trị và 5 đơn vị cấp phát thuốc methadone, có khoảng 700 NNMT đang sử dụng methadone ổn định. Theo đánh giá của Sở Y tế,qua quá trình theo dõi, điều trị bằng methadone cho thấy, thể trạng và tinh thần của người bệnh phục hồi nhanh. Sau 12 tháng điều trị bằng methadone, tỷ lệ số người xét nghiệm dương tính với chất ma tuý chỉ còn khoảng 9%. Xuất phát từ thực tế trên, dự kiến đến năm 2020, toàn tỉnh có 13 cơ sở cấp phát và 12 cơ sở điều trị methadone. Đáng nói, trong số 1.951 NNMT có hồ sơ quản lý trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 1.500 người nghiện heroin có thể điều trị thay thế bằng methadone. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì việc điều trị bằng methadone chỉ có tác dụng đối với NNMT sử dụng các chất ma tuý có nguồn gốc dạng thuốc phiện. Còn đối với những NNMT sử dụng các chất ma tuý tổng hợp thì việc điều trị bằng methadone hầu như không có tác dụng. Trong khi đó, NNMT tổng hợp trên địa bàn tỉnh cũng đang có xu hướng gia tăng.

Có thể nói, giải quyết vấn đề NNMT và tình trạng tái nghiện sau cai với tỷ lệ cao đang là một vấn đề nan giải. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2016/NĐ-CP quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần chi phí khám sức khỏe và chi phí điều trị cai nghiện ma tuý dạng thuốc phiện cho một số đối tượng cụ thể. Về phía tỉnh, ngày 6/12/2018, HĐND tỉnh khoá XVI, Kỳ họp thứ 7 đã ban hành Nghị quyết số 113, UBND tỉnh cũng ban hành quyết định về chế độ hỗ trợ đối với người CNTN tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh với các mức hỗ trợ cụ thể cho từng loại đối tượng. Đó là cơ sở để NNMT và các địa phương tăng cường công tác vận động NNMT trên địa bàn tham gia CNTN. 

Mặt khác, việc cai nghiện ma túy thành công hay không còn tùy thuộc vào nhận thức cũng như sự quyết tâm của NNMT, sự vào cuộc của các ngành, địa phương trên tinh thần "phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ đấu tranh, phòng ngừa đến điều trị cai nghiện, theo mục tiêu kiên trì, lâu dài để giải quyết tệ nạn này. Đồng thời, tiếp tục phát huy hiệu quả công tác điều trị, cai nghiện tập trung; tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành chức năng trong việc lập hồ sơ, tổ chức đưa NNMT vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc...” như ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ khi làm việc với các ngành: Công an, Y tế, LĐ-TB&XH liên quan đến công tác điều trị, cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II (Lạc Sơn) mới đây.

Mạnh Hùng

Các tin khác


Trao tặng trên 50 nghìn quyển vở cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thực hiện các chương trình, cuộc vận động, phong trào tình nghĩa do Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh phát động, thời gian qua, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn phối hợp cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh vận động quyên góp và trao tặng 2.163 suất quà, 3.530 bộ quần áo, trên 50 nghìn quyển vở, 560 bộ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh.

Dự kiến ngày 22/4 thông đường sắt Bắc - Nam sau sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo huy động lực lượng, phương án khắc phục ngày đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, với mục tiêu ngày 22/4 hoàn thành xử lý sự cố sạt lở hầm Bãi Gió để thông tàu Bắc - Nam.

Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục