(HBĐT) - Tình trạng bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) đang diễn ra phức tạp. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 14 vụ XHTDTE, trong đó, huyện Lương Sơn 5 vụ, Đà Bắc 3 vụ, Kim Bôi 3 vụ , Lạc Sơn 2 vụ và TP Hòa Bình 1 vụ. Bạo lực, XHTDTE để lại hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ em, tạo nên những bức xúc, nhức nhối trong xã hội. Trước thực trạng trên, để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bạo lực, XHTDTE, tỉnh đã đẩy mạnh việc trang bị kiến thức, hỗ trợ về pháp lý trong cộng đồng để phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.


 

Trẻ em thể hiện thông điệp về bạo lực, xâm hại trẻ em tại Diễn đàn trẻ em tỉnh năm 2019.

 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em như: môi trường sống của trẻ tiềm ẩn nhiều yếu tố gây bạo lực, xâm hại tình dục; cha mẹ nghiện chất kích thích, ma túy, rượu, bia; địa bàn rừng núi đi lại khó khăn, dân cư phân bố thưa thớt... Một số gia đình coi việc sử dụng bạo lực như một phương pháp giáo dục "yêu cho roi cho vọt”. Ngoài ra, công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình và nhà trường chưa được quan tâm. Các thành viên trong gia đình, nhà trường chưa nắm vững kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng phống bạo lực gia đình, học đường. Người dân chưa có ý thức, trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em gây khó khăn cho công tác điều tra, dẫn tới chưa kịp thời răn đe, xử lý tội phạm. Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức tới công tác tuyên truyền hoặc tuyên truyền còn ít, hiệu quả chưa cao.

Nhằm nâng cao nhận thức và hỗ trợ pháp lý về vấn đề bạo lực, XHTDTE, trường Đại học Luật Hà Nội đã phối hợp với Sở LĐ-TB&XH thực hiện Dự án "Nâng cao nhận thức và tăng cường hỗ trợ pháp lý về bạo lực, XHTDTE cho cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” (Dự án). Trong 2 ngày 7 - 8/10 vừa qua, dự án đã tiến hành khảo sát và phỏng vấn sâu 200 người là trẻ em, cha mẹ trẻ em, lãnh đạo chính quyền địa phương của phường Đồng Tiến, phường Hữu Nghị và xã Trung Minh (TP Hòa Bình) nhằm tìm hiểu thực trạng bạo lực, xâm hại tình dục và nhu cầu nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề bạo lực, xâm hại trẻ em. Thông qua điều tra, phỏng vấn sâu, đoàn khảo sát nắm được nhu cầu của chính quyền cấp xã, phường về việc trang bị bộ tài liệu nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực, XHTDTE cho các trường học, nhất là các trường THCS.

Đồng chí Đinh Văn Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Minh cho biết: Dự án được triển khai góp phần trang bị những kiến thức, kỹ năng trong phòng ngừa bạo lực, XHTDTE. Những câu hỏi phỏng vấn đã giúp trẻ em, cấp ủy, chính quyền và người dân có cái nhìn tổng quát về bạo lực, xâm hại trẻ em. Từ đó, mọi người được trang bị những kiến thức pháp luật, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Chúng tôi mong muốn kết thúc dự án, trường Đại học Luật Hà Nội có thể ban hành bộ tài liệu về phòng, chống bạo lực, XHTDTE cho các trường học".

 Đồng chí Nguyễn Thị Linh Ngọc, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH đánh giá: Dự án đã đánh giá khách quan nhận thức của người dân về thực trạng bạo lực, XHTDTE cũng như nhu cầu nâng cao nhận thức, hỗ trợ pháp lý về vấn đề này. Dự án góp phần nâng cao nhận thức cho cha mẹ trẻ em, lao động trẻ em, người sử dụng lao động trẻ em, lãnh đạo chính quyền địa phương về bạo lực và XHTDTE. Trang bị cho trẻ em kỹ năng tự bảo vệ bản thân để tránh nguy cơ bị bạo lực, xâm hại; nhận biết nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục; nắm được các biện pháp cảnh báo nguy cơ bạo lực, XHTDTE và đặc biệt có được kỹ năng xử lý khi bị bạo lực, xâm hại. Đây cũng là cơ hội để cán bộ, người dân được tiếp cận với sự hỗ trợ pháp lý chuyên sâu về bạo lực và XHTDTE; từ đó nâng cao nhận thức để phòng, chống bạo lực, XHTDTE và bảo vệ tốt nhất cho trẻ em.

Thu Thủy


Các tin khác


Phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024

Ngày 3/5, Hội đồng An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp cùng Liên đoàn Lao động tỉnh và UBND TP Hòa Bình tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2024. Dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng ATVSLĐ tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh...

Lo ngại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28-01S phải dừng hoạt động

Trước thực tế Trung tâm Đăng kiểm (TTĐK) xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hoà Bình sẽ phải tạm dừng hoạt động, mới đây, Sở GTVT đã đề xuất UBND tỉnh xem xét, có biện pháp tháo gỡ vướng mắc để duy trì hoạt động, phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân.

Hội Chữ thập đỏ huyện Lạc Thủy: Tích cực tham gia phòng ngừa, ứng phó thiên tai

Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Lạc Thủy tích cực tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa, sơ cấp cứu, cứu trợ đột xuất, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân, nhất là tại các xã ven sông Bôi.

Phát hiện 1 quả đạn pháo chưa nổ tồn sót sau chiến tranh ở lòng sông Đà

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, Công an phường Thịnh Lang vừa tiếp nhận 1 quả đạn pháo là vật liệu nổ nguy hiểm tồn sót sau chiến tranh do người dân phát hiện tại khu vực bờ sông Đà thuộc phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình).

Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục