(HBĐT) - Ngày 17/10, UBND tỉnh đã tổ chức Họp báo cung cấp thông tin các vấn đề có liên quan đến vụ việc ô nhiễm nguồn nước sạch cung cấp cho TP Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì. Tham gia cuộc họp báo còn có lãnh đạo các sở, ngành liên quan cùng đại diện lãnh đạo Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) cùng đông đảo phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và của tỉnh.


Tại cuộc họp báo có đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương tham gia

Tại cuộc họp báo, đồng chí Nguyễn Hoàng Thư, Giám đốc Sở TT&TT đã tóm tắt một số thông tin về vụ việc đổ trộm dầu thải tại khu vực đầu nguồn cung cấp nước vào nhà máy nước sạch Sông Đà và công tác chỉ đạo, khắc phục, giải quyết vụ việc cũng như một số giải pháp trong thời gian tới của tỉnh và Công ty cho các phóng viên. Cụ thể, sáng 9/10/2019, Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà thấy nước có váng dầu tại cửa nhận nước, sau đó đã tiến hành kiểm tra và phát hiện trên đường liên xã Hợp Thịnh - Phúc Tiến - Phú Minh có dầu thải đổ trộm làm chảy tràn xuống suối rồi vào hồ Đầm Bài. Công ty đã báo cáo các cơ quan chức năng và xử lý sơ bộ hiện tượng trên. Đồng thời, tiến hành xử lý, khoanh vùng dầu chảy tràn trên bề mặt suối và thu gom dầu, nước dính dầu, cây cỏ có dính dầu. Sau khi nhận được thông tin vụ việc, UBND tỉnh đã chỉ đạo kịp thời các ngành, địa phương tiến hành kiểm tra, xác minh và đề xuất các giải pháp xử lý. Yêu cầu Công ty khẩn trương thực hiện các biện pháp kỹ thuật khắc phục hậu quả; lập và thực hiện phương án chi tiết để xử lý triệt để ô nhiễm nguồn nước, đất, bùn, cỏ cây nhiễm dầu thải để bảo vệ chất lượng nguồn nước cấp cho nhà máy; khẩn trương thực hiện việc xử lý, đảm bảo nguồn nước cung cấp cho người dân TP Hà Nội. 

Tại cuộc họp báo, các phóng viên đã tập trung đặt câu hỏi liên quan đến việc truy tìm đối tượng gây ra vụ đổ trộm dầu thải, tiến độ điều tra vụ việc của cơ quan chức năng; việc nắm bắt thông tin, xử lý vụ việc, trách nhiệm của cơ quan chức năng tỉnh và của Công ty; vấn đề về đảm bảo an toàn, an ninh nguồn cung cấp nước trên địa bàn tỉnh và cho nhà máy; việc cung cấp lại nước sinh hoạt cho người dân Hà Nội đã đảm bảo an toàn chưa? Sự vào cuộc của các cơ quan chức năng tỉnh cũng như khả năng ứng phó các sự cố về môi trường của tỉnh? Khi nào nguồn nước của nhà máy cung cấp cho người dân có thể sử dụng vào việc ăn uống bình thường?...

Trả lời các câu hỏi của phóng viên báo chí liên quan đến kết quả giải quyết vụ việc và trách nhiệm của cơ quan chức năng tỉnh trong việc giải quyết sự cố và đảm bảo an toàn nguồn cung cấp nước cho các nhà máy, đồng chí Nguyễn Khắc Long, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT) cho biết: ngay sau khi nắm được vụ việc đã báo cáo ngay Tổng cục Môi trường, đồng thời đến hiện trường kiểm tra. Về việc xử lý nguồn nước, nhà máy Sông Đà có trách nhiệm kiểm tra nước trước khi đưa vào xử lý và cung cấp cho khách hàng. Hiện, vẫn chưa xác định được loại dầu thải được đổ trộm xuống suối, cơ quan chức năng đã lấy toàn bộ mẫu và đang tiến hành xác định. Hồ Đầm Bài có nhiều con suối nhỏ các nơi chảy về, nên việc quản lý và bảo vệ nguồn nước là rất khó khăn. Về việc đảm bảo an toàn nguồn nước, về phía địa phương cũng đã triển khai nhiều biện pháp, giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo các nguồn cung cấp nước cho các nhà máy. Theo phân tích, hiện tại, nguồn nước mặt sông Đà chưa có dấu hiệu ô nhiễm nên vẫn được dùng để cung cấp nước thô cho các nhà máy sản xuất nước sạch trên địa bàn tỉnh. Việc đổ trộm dầu thải tại xã Phúc Tiến chỉ ảnh hưởng các dòng suối tự nhiên đổ về hồ Đầm Bài, chưa gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà.

Trả lời các vấn đề có liên quan đến việc giải quyết khắc phục sự cố hiện nay, ông Bùi Đăng Khoa, Phó Giám đốc Công ty CP nước sạch Sông Đà cho biết: Dù nhà máy đã xúc rửa toàn bộ hệ thống đường ống, tuy nhiên chưa thể khẳng định thời điểm người dân Hà Nội có thể yên tâm sử dụng nước phục vụ ăn uống. Việc cấp nước trở lại trong ngày 16/10, chúng tôi cũng khuyến cáo người dân chỉ nên dùng để tắm rửa, chưa nên sử dụng cho ăn uống. Bởi hiện nay, chúng tôi chưa có kết quả kiểm nghiệm mẫu ngày 16/10 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội. Tuy vậy, ông Khoa cũng cho biết thêm: hiện nay, nguồn nước được cung cấp trở lại đã đảm bảo yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế. Theo kết quả thử nghiệm ngày 14/10 do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội gửi giám định tại Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) thì đảm bảo các chỉ số theo quy định. Đặc biệt chỉ số về chất Styren chỉ còn dưới 5,0µ/l, trong khi giới hạn tối đa là 20µ/l. 

Trả lời báo chí về trách nhiệm của Công ty, ông Bùi Đăng Khoa, Phó Giám đốc Công ty cho biết, cần chờ kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng và mong muốn Công an tỉnh Hoà Bình sớm tìm ra sự việc.

Kết thúc họp báo, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cảm ơn sự hợp tác, theo dõi, đưa tin về vụ việc của các cơ quan báo chí. Đây là vụ việc chưa từng xảy ra trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tỉnh đang tập trung chỉ đạo quyết liệt nghiêm túc xử lý vụ việc; đây cũng là bài học để các cơ quan của tỉnh rút kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình phối hợp công tác sau này. Về một số giải pháp trong thời gian tới, UBND tỉnh có chỉ đạo, yêu cầu Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà thực hiện ngay các nội dung: Lập, thực hiện phương án chi tiết để xử lý triệt để ô nhiễm nguồn nước, đất, bùn, cỏ cây ô nhiễm dầu thải để bảo vệ chất lượng nguồn nước cấp cho các nhà máy; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc xác định thủ phạm đổ dầu thải trên đường liên xã HợpThịnh - Phúc Tiến - Phú Minh; phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế quản lý, khai thác, vận hành hồ Đầm Bài.

P.V



Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Phương án phân luồng sau lệnh cấm ô tô lên Đèo Cả

Trước sự cố hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam, Khu Quản lý đường bộ III đã thông báo chi tiết phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục