(HBĐT) - Cải cách hành chính (CCHC) được cấp ủy, chính quyền tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm củng cố, phát triển nền hành chính kiến tạo, hành động, phục vụ tốt nhất quyền lợi của nhân dân, thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Bởi vậy, trong thời gian qua, công tác CCHC đã được triển khai tích cực.


Giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn cơ bản đã được thực hiện dưới hình thức một cửa, một cửa liên thông. Ảnh: Người dân thực hiện các thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Đồng chí Phạm Thị Tuyết, Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết: 5 năm trở lại đây, tỉnh đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện CCHC. Cụ thể, tháng 5/2016, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về "Đẩy mạnh CCHC tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020”. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ban hành Đề án đẩy mạnh CCHC tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 để triển khai, thực hiện.
Xác định yếu tố con người là mấu chốt trong thực hiện CCHC, UBND tỉnh đã ban hành Quy chế gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ CCHC. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành có chức năng quản lý Nhà nước theo từng lĩnh vực trong Bộ chỉ số CCHC chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong tỉnh thực hiện. Đồng thời, chấn chỉnh, khắc phục những chỉ số chưa đạt được hoặc đạt được ở mức thấp và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về chỉ số của lĩnh vực ngành quản lý. Bằng cách làm này, những năm qua, công tác CCHC của tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực. Một số nội dung CCHC đã được các bộ, ngành T.Ư ghi nhận, đánh giá cao như: Thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện; ban hành Quy chế phối hợp, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông đối với 6 lĩnh vực; kiện toàn, sáp nhập thôn, xóm, tổ dân phố và sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập; tỷ lệ đạt chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã tăng lên. 

Theo kết quả công bố chỉ số CCHC của Chính phủ: Năm 2018, chỉ số CCHC ((PAR INDEX) của tỉnh tăng 9 bậc so với năm 2017, xếp thứ 46/63 tỉnh, thành phố (năm 2017 xếp ở vị trí thứ 55). Riêng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (chỉ số Papi) của tỉnh đứng thứ 26, điểm tác động cải cách hành chính với phát triển KT-XH của tỉnh cũng khá cao, đạt trên 3,5 điểm. 

Để tiếp tục nâng cao chỉ số CCHC, năm 2019, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch cụ thể thực hiện đồng bộ 6 lĩnh vực theo Chương trình tổng thể CCHC của Chính phủ, trọng tâm là: Kiện toàn, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính đơn vị hành chính cấp huyên, xã, thôn. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường chất lượng công vụ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước. Theo phân tích, đánh giá của Sở Nội vụ (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo CCHC tỉnh), điểm nhấn trong CCHC của tỉnh trong năm 2019 là: cải cách tổ chức bộ máy; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và hiện đại hóa nền hành chính. Cụ thể, hiện tại tỉnh đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Đề án "Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh”. Việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước được đẩy mạnh. Hệ thống văn bản điều hành của tỉnh đã được kết nối từ tỉnh đến xã. Tất cả các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đã triển khai, sử dụng chữ ký số. Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông của các cơ quan hành chính Nhà nước tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh được duy trì và nâng cao hiệu quả, hướng đến sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Với những điểm nhấn sắc nét, Ban chỉ đạo CCHC tỉnh tiếp tục điều hành quyết liệt để đạt và vượt chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch CCHC giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh.


Thúy Hằng

Các tin khác


Hội Chữ thập đỏ huyện Lạc Thủy: Tích cực tham gia phòng ngừa, ứng phó thiên tai

Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Lạc Thủy tích cực tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa, sơ cấp cứu, cứu trợ đột xuất, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân, nhất là tại các xã ven sông Bôi.

Phát hiện 1 quả đạn pháo chưa nổ tồn sót sau chiến tranh ở lòng sông Đà

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, Công an phường Thịnh Lang vừa tiếp nhận 1 quả đạn pháo là vật liệu nổ nguy hiểm tồn sót sau chiến tranh do người dân phát hiện tại khu vực bờ sông Đà thuộc phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình).

Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục