(HBĐT) - Liên tiếp bệnh nhân ở các lứa tuổi, ngành nghề, từ thành thị đến nông thôn trong tỉnh phải nhập viện vì uống thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc an thần tự tử đang gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nguyên nhân dẫn đến hành động đó cũng đa dạng, từ mâu thuẫn gia đình, áp lực công việc, cuộc sống, đến người có bệnh lý nền tâm thần... Thực tế đó đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết để bớt đi những trường hợp đau lòng.



Bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực - chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) khám cho bệnh nhân Ng.V.C. 

Khi chúng tôi có mặt tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) ngày 27/5, cũng là ngày thứ 10, anh Ng.V.C., 45 tuổi, ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong) nằm bất động vì ngộ độc thuốc trừ sâu. Người nhà bệnh nhân chia sẻ: Vào buổi tối cách đó 10 ngày, thấy liên tiếp cuộc gọi từ anh C. nhưng khi bật nghe thì không nói gì. Đoán chuyện chẳng lành, đến nhà đã thấy anh C. nằm sấp nôn mửa, bên cạnh là chai thuốc trừ sâu mùi nồng nặc, vội đưa đến Trung tâm Y tế huyện sơ cứu, rồi chuyển ra Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

          Tiếp đó, ngày 28/5, các bác sỹ lại tất bật cấp cứu cho bệnh nhân B.T.T., 30 tuổi, ở xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đang nuôi con nhỏ cũng uống thuốc trừ sâu phải nhập viện. Ngay bên cạnh giường anh C. là trường hợp một nam thanh niên mới 17 tuổi, học sinh lớp 11 ở huyện Tân Lạc, cũng tìm đến cái chết bằng thuốc trừ sâu. Được người nhà phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời, bác sỹ cứu chữa theo phác đồ, may mắn em thoát cửa tử và được xuất viện.

          Tiến sĩ, bác sỹ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc cho biết: Trước đây, hầu hết bệnh nhân ngộ độc đều phải chuyển lên tuyến T.Ư, nay đã có thể điều trị tại tỉnh. Từ ngày 18/3 - 28/5, Khoa đã tiếp nhận và điều trị cho 25 bệnh nhân ngộ độc nói chung; trong đó, 16 bệnh nhân ngộ độc thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc an thần. Một bệnh nhân uống thuốc diệt cỏ Paraquat đã tử vong. Bệnh nhân ở các lứa tuổi, từ thanh niên mới 17 tuổi, đến cụ già 76 tuổi, nhiều nhất là tại huyện Cao Phong, Lạc Sơn. Nguyên nhân dẫn đến hành động tự tử cũng đa dạng, từ mâu thuẫn gia đình, căng thẳng, áp lực trong công việc, cuộc sống, trầm cảm sau sinh, đến người có bệnh lý nền là tâm thần.

          Trong 3 loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc an thần, tùy liều lượng uống, thời gian được đưa đi cấp cứu, tình trạng nặng và tiên lượng tử vong của bệnh nhân sẽ khác nhau. Trong đó, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu rất nguy hiểm; đa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, co giật, phải thở máy dài ngày. Đặc biệt, thuốc diệt cỏ Paraquat có độc tính cao, rất khó cứu chữa, bệnh nhân đã uống lượng lớn thì tử vong 100%. Nếu cứu được mạng sống tức thời cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, tinh thần về sau, chi phí điều trị cũng rất cao, trở thành gánh nặng cho gia đình. 

 Thực tế trên đặt ra nhiều vấn đề về quản lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), việc bán thuốc theo đơn bác sỹ, cân bằng cuộc sống trước áp lực, căng thẳng, giải quyết mâu thuẫn gia đình, quản lý người tâm thần trong cộng đồng. Việc cấp cứu cho bệnh nhân tại bệnh viện chỉ là chữa "phần ngọn", nên cần những giải pháp từ "gốc" vấn đề. Tiến sĩ, bác sỹ Hoàng Công Tình cho rằng, đa số người bệnh tâm thần luôn có ý nghĩ tiêu cực là làm hại cho bản thân. Do đó, nhóm bệnh nhân này cần được quản lý, sử dụng thuốc ngoại trú, tái khám chuyên khoa tâm thần định kỳ, để tránh những tình huống đáng tiếc. Tuân thủ việc mua, bán thuốc theo đơn. Giáo dục sức khỏe cộng đồng về cân bằng tâm lý, cuộc sống. Kiểm soát chặt chẽ các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, đặc biệt nên loại bỏ triệt để việc sử dụng thuốc diệt cỏ Paraquat trong nông nghiệp. Với tính chất là thuốc trừ cỏ cháy nhanh cực độc, ngoài những người cố tình uống thuốc này để tự tử, nếu sử dụng tràn lan trong nông nghiệp sẽ rất nguy hiểm cho con người khi vô ý tiếp xúc.
Phó Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV (Sở NN&PTNT) Vũ Thị Thanh Huyền cho biết: Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 278, ngày 8/2/2017 về việc loại bỏ thuốc BVTV chứa hoạt chất 2.4 D và Paraquat ra khỏi danh mục thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam. Tại điều 2 của quyết định nêu rõ, thuốc chứa hoạt chất trên chỉ được sản xuất, nhập khẩu tối đa 1 năm, được buôn bán, sử dụng tối đa 2 năm, kể từ ngày quyết định có hiệu lực. Như vậy, hoạt chất Paraquat chỉ còn được buôn bán, sử dụng trước ngày 8/2/2019. Chi cục đã ban hành Công văn số 55, ngày 12/3/2019 thông báo các loại thuốc đã bị loại khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng. Qua kiểm tra 27 cuộc trong 3 năm (2017 – nay) với 242 cơ sở, không phát hiện trường hợp bán thuốc hoạt chất Paraquat. Nếu còn loại thuốc này trong cộng đồng, có thể do người dân tích trữ từ trước. Chi cục khuyến cáo: Người dân chỉ nên mua thuốc BVTV với lượng đủ dùng cho cây trồng, không nên tích trữ nhiều và tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng. Thời gian tới, chi cục tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh.

Cẩm Lệ

Các tin khác


Dự kiến ngày 22/4 thông đường sắt Bắc - Nam sau sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo huy động lực lượng, phương án khắc phục ngày đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, với mục tiêu ngày 22/4 hoàn thành xử lý sự cố sạt lở hầm Bãi Gió để thông tàu Bắc - Nam.

Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục