(HBĐT) - Chỉ còn gần 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. "Đến hẹn lại lên”, đây là thời điểm các tiểu thương và không ít chị em nội trợ tất bật chuẩn bị nguyên liệu, tranh thủ thời gian làm thực phẩm handmade (thực phẩm nhà làm) để phục vụ nhu cầu của gia đình và bạn bè, người quen.



Để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của gia đình và khách hàng, chị Bùi Thúy Lan, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) sử dụng các loại củ, quả tươi để tạo màu cho mứt ngũ sắc.

Khác với Tết xưa, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, đồ ăn "nhà làm” trong dịp Tết Nguyên đán cũng đa dạng hơn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các sản phẩm được biến tấu với nguyên liệu và cách chế biến mới lạ hơn. Thời điểm này, dạo quanh một vòng trên các "chợ online” dễ dàng bắt gặp nhiều mặt hàng từ hoa quả, gà, cá, lợn, bò "nhà nuôi”, đến các sản phẩm chế biến thủ công như giò, chả, khô gà lá chanh, trâu khô gác bếp, lợn khô gác bếp, thịt lợn khô cháy tỏi, bò sấy, lạp xường, mứt dừa non, mứt chanh leo, các loại bánh quy, kẹo hạnh phúc... được rao bán. Thông qua các bài đăng bán hàng trên các kênh mạng xã hội, người tiêu dùng có thể tiếp cận với sản phẩm, lựa chọn và đặt mua dễ dàng.

Trào lưu chế biến thực phẩm handmade ngày càng lan rộng, nhiều người nội trợ cũng tìm thấy niềm vui khi kinh doanh những mặt hàng này. Nắm bắt tâm lý muốn có món ăn độc đáo, lạ miệng để đãi khách ngày Tết của nhiều gia đình, năm nay, chị Bùi Thúy Lan, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) mạnh dạn bán thêm một số món mới do chính tay chị làm như: Kẹo hạnh phúc, bánh quẩy xoắn, mứt dừa ngũ sắc... Chị cho biết: Xuất phát từ nhu cầu phục vụ gia đình, tôi luôn dành thời gian nghiên cứu công thức chế biến, cách bảo quản, thời gian sử dụng để đảm bảo hương vị của món ăn cũng như sức khỏe của mọi người trong gia đình, đặc biệt là các cháu nhỏ. Quan trọng nhất là chọn nguyên liệu chế biến phải đảm bảo rõ nguồn gốc, xuất xứ, không sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia, màu hóa học. Vì vậy, sản phẩm tuy có giá thành cao hơn so với các sản phẩm cùng loại ở cửa hàng, siêu thị vẫn được khách hàng ủng hộ. Hiện, chị Lan đang bán sản phẩm mứt dừa ngũ sắc với giá 150.000 đồng/kg, kẹo hạnh phúc giá dao động từ 100 - 150.000 đồng/túi tùy số lượng, hương vị...  

Hầu hết khách hàng chọn thực phẩm handmade là vì muốn thưởng thức món ngon, hợp vệ sinh, không chất bảo quản. Do vậy, người bán cần tạo đủ niềm tin, uy tín với khách. Khởi động "bếp” đã 2 tháng nay, anh Hoàng Mạnh Cường, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh Linh Anh (Linh Anh Food), thị trấn Đà Bắc (huyện Đà Bắc) chia sẻ: Cứ đến cuối tuần, tôi bắt tay vào làm thịt sấy. Để khách hàng yên tâm về quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), tôi thường nhờ người nhà quay clip về quy trình chế biến rồi đăng lên facebook. Các loại nguyên liệu hầu hết đều là nông sản, thực phẩm có sẵn tại địa phương, được Cường chọn lọc kỹ càng, các sản phẩm chế biến cũng đã được đăng ký kinh doanh, cấp chứng nhận vệ sinh ATTP. Bên cạnh đó, khách hàng đã gắn bó với Linh Anh Food từ những năm trước luôn có phản hồi tốt về các món ăn, còn giới thiệu thêm bạn bè, gia đình mua hàng. Vì vậy, 4 năm qua, tại "bếp” của anh Cường, từ sản phẩm muối dổi đến các loại thịt trâu sấy, lợn sấy, lạp xưởng hun khói, măng sấy hoàn toàn không có hàng tồn, hàng cũ hết hạn sử dụng.

Với ưu điểm nguồn gốc, quy trình sản xuất rõ ràng, chất lượng sản phẩm hợp khẩu vị, thực phẩm "nhà làm” ngày càng được nhiều người ưa chuộng, đặt hàng. Tuy vậy, nhiều người kinh doanh thực phẩm ở quy mô nhỏ, thường bán hàng thông qua kênh bạn bè, gia đình, người quen và được "chứng nhận” bằng mắt thấy, tai nghe. Do vậy, mức độ ATTP trong các sản phẩm này cũng còn tùy thuộc vào sự cẩn thận và có tâm của người làm. Những món ăn ngon, an toàn, chất lượng luôn là tiêu chí hàng đầu cho mùa sum họp gia đình vào dịp Tết đến, xuân về. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, người tiêu dùng trước khi mua hàng cần tìm hiểu kỹ quy trình sản xuất, lựa chọn những địa chỉ uy tín, tránh "tiền mất tật mang”.

Thu Hằng

Các tin khác


Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ “Bình đẳng trong hôn nhân”

Tại huyện Lạc Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vừa tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ "Bình đẳng trong hôn nhân”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn).

Thẩm định điển hình tiên tiến các sở, ban, ngành năm 2024

Sáng 26/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình tiên tiến năm 2024 của các sở, ban, ngành.

Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng chương trình “Lên 4G, lên đời”

Ngày 25/4, Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng cho khách hàng trong chương trình khuyến mại "Lên 4G – Lên đời”.

Thẩm định điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc

Ngày 25/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc.

Thẩm định điển hình tiên tiến trên địa bàn huyện Lạc Sơn

Đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn vừa tổ chức thẩm tra điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

9 đội tham gia Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024. Tham gia hội thi có 9 đội từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục