(HBĐT) - Làng chài trên sông Đà được di dời về khu vực phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) từ mùa lũ năm 2017. Những nhà bè nối tiếp nhau san sát, dập dềnh theo dòng nước. Trên một đoạn sông mà có đến 70 ngôi nhà nổi với hơn 300 người dân sinh sống, gắn bó với dòng nước sông Đà.


Người dân làng chài phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) lọc xương cá vền để bán cho người dân về làm chả cá.

Men theo đoạn bê tông kè bờ sông Đà, chúng tôi gặp anh Ngô Văn Viên, một trong những người dân sinh sống tại làng chài. Anh vui vẻ mời chúng tôi qua thăm nhà của gia đình. Ngồi trên chiếc thuyền nhỏ, anh trèo thuyền bằng chân thoăn thoắt. Len qua vài chiếc nhà nổi là tới nhà anh. Ngôi nhà được đóng mới khang trang cách đây vài năm, diện tích khoảng 60 m2. Anh Viên chia sẻ, trước đây, gia đình ở nhà bương lụp xụp, chật chội, có hơn 10 m2. Thấy nhà bương quá mất an toàn, anh chị đã vay mượn đóng ngôi nhà nổi mới hơn 300 triệu đồng. Ở đây có nhiều loại nhà bè, có nhà bè nổi bằng phao được làm từ sắt 3,4 ly, thời hạn sử dụng từ 10 - 15 năm. Loại nhà bè này chắc chắn nên khi mưa bão không lo bè bị lật chìm, chi phí khoảng 200 - 300 triệu đồng. Nhà bè phao làm từ vỏ tên lửa hay thùng phi nhựa chi phí rẻ hơn nhưng chất lượng kém, dễ bị xô đẩy, nhấn chìm khi gặp mưa bão lớn rất nguy hiểm. 

Qua câu chuyện với anh Viên được biết, với việc mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá, thu nhập phụ thuộc vào mẻ cá mỗi ngày đánh bắt được nên vô cùng bấp bênh, không ổn định. Thời gian này sông Đà chỉ có loại cá vền là chính. Loại cá này giá bán buôn chỉ 25 - 30 nghìn đồng/kg. Cũng có những ngày trời thương cho mẻ cá lớn hay đánh bắt được cá đặc sản đắt tiền thì thu nhập từ 500.000 đến một vài triệu đồng nhưng rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tiền xăng đổ vào thuyền mỗi ngày đều đặn 200 - 300 nghìn đồng, đánh thuyền xa về phía hạ lưu có khi mỗi ngày chi phí từ 500 - 600 nghìn đồng. Bình quân thu nhập mỗi ngày được đôi ba trăm nghìn đồng, chỉ đủ sinh hoạt và chăm lo con cái. "Gia đình tôi có hai cháu, một cháu năm trước học hết lớp 9 phải bỏ học giữa chừng để đi làm thuê, còn cháu thứ hai vợ chồng chúng tôi cố gắng để cháu đi học” - anh Viên cho hay.  

Chị Lê Thị Sinh, vợ anh Viên cho biết, giá lưới đánh cá khá đắt, loại rẻ nhất khoảng 1 - 2 triệu đồng/chiếc, chỉ sử dụng trong 1 tuần là hỏng. Có loại lưới đắt và bền hơn khoảng 5 - 7 triệu đồng, nhưng gia đình chị cũng như bà con không đủ kinh tế để dùng loại đó. 

Không chỉ gia đình anh Viên mà gần 70 hộ dân làng chài cũng đều chung tình cảnh. Cứ hơn chục năm cóp nhặt trả nợ sửa nhà nổi thì lại đến lúc nhà xuống cấp, hư hỏng và tiếp tục đi vay sửa lại nhà. Qua tìm hiểu được biết, 2/3 số dân làng chài ở đây là người gốc Ba Vì (Hà Nội). Ngày xưa khó khăn, đói kém, theo chân ông cha rời làng xóm lên thuyền gắn cuộc đời mình với  sông nước. "Dẫu cho công việc khó khăn, vất vả, thu nhập bấp bênh nhưng ngoài việc đánh bắt tôm, cá, chúng tôi không biết làm nghề gì khác. Nhưng vài năm gần đây, một số con em làng chài đã bỏ nghề của cha ông đi tìm nghề khác. Đứa thì làm công nhân xây dựng, đứa làm phụ hồ, phụ làm tóc, làm móng tay tại một số cửa hàng khu vực trung tâm TP Hoà Bình” - ông Phích cho hay. 

Nhìn vào khoảng không vô định, ông Phích nhấp ngụm nước chè: "Ước mơ của người dân dân làng chài là có miếng đất cắm dùi. Lên bờ sinh sống cho ổn định, thuận lợi sinh hoạt, thoát cảnh lênh đênh, vất vả và nguy hiểm. Giờ đây, tôi chỉ mong con cháu học hành đàng hoàng. Mong chúng thoát khỏi cuộc mưu sinh lênh đênh trên những nhà bè và thực hiện ước mơ có đất, có nhà, lên bờ xây dựng cuộc sống mới”.

Rời làng chài dưới cái nắng chiếu trên mặt nước vàng óng. Ẩn sau bức tranh yên bình ấy lại là những con người quanh năm lam lũ, vật lộn mưu sinh. Cuộc sống của họ bao đời gắn chặt với những chiếc thuyền nhưng không ổn định, dư dả. Tất cả niềm tin, ước mơ họ hy vọng và gửi gắm cho con cháu sau này.

Mai Anh (TTV)

Các tin khác


Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh “3 cùng” với người dân

Cùng với hệ thống chính trị toàn tỉnh, những năm qua, Công an tỉnh tích cực hưởng ứng phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng những việc làm thiết thực. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai ở hầu khắp các đơn vị Công an trong tỉnh với hàng loạt việc tốt, việc tử tế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Hình ảnh các chiến sỹ Công an tỉnh "3 cùng” với người dân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày dịp Lễ Quốc khánh năm nay

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXB), cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 4 ngày Lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ Bảy ngày 31/8 đến hết thứ Ba ngày 3/9/2024.

“Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe mô tô”, một nữ tiktoker bị Công an triệu tập, xử phạt vi phạm hành chính 

Công an huyện Lạc Sơn cho biết, Đội Cảnh sát giao thông - trật tự, Công an huyện vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Bùi Thị M. (SN 2004), trú tại xóm Trung Quyền, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) về hành vi "Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe mô tô” quy định tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Người dân đổ về các bãi biễn giải nhiệt dịp lễ 30/4

Kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày cùng với thời tiết nắng nóng tạo cơ hội cho nhiều người chọn các bãi biển để vui chơi, giải nhiệt.

Đổi thay nơi ghi dấu chiến công bắn rơi máy bay Mỹ

Chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh trên trận địa phòng không đồi Mèng, đồi Nâu của những chiến sỹ dân quân xóm Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) còn mãi lưu danh. Thế hệ hôm nay và mai sau khắc ghi niềm tự hào, nguyện tiếp bước cha anh đóng góp, xây dựng quê hương Yên Nghiệp ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục