(HBĐT) - Ngày 11/9, UBND thành phố Hòa Bình đã ban hành Công văn số 3351 về việc hoạt động trở lại một số lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và các biện pháp áp dụng phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, TP Hòa Bình tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm quan điểm "chống dịch như chống giặc”, phòng, chống dịch nhưng không xao nhãng nhiệm vụ, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị đồng thời đảm bảo mọi hoạt động phòng, chống dịch phải chủ động. Trên cơ sở xem xét diễn biến dịch COVID-19 hiện nay trên địa bàn thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân các phường, xã; Thủ trưởng các phòng ban, đơn vị và các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm các nội dung sau: 

1. Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, các hội, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp và toàn thể Nhân dân thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm, cảnh giác cao, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch đã thực hiện từ trước đến nay, đặc biệt tiếp tục siết chặt các biện pháp kiểm soát người ra/vào thành phố; các biện pháp phòng, chống dịch trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh; phát huy vai trò của Tổ COVID-19 cộng đồng; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm... nhằm bảo vệ kết quả đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố thời gian qua. 

2.Những lĩnh vực tiếp tục dừng và hạn chế hoạt động: 

2.1. Tiếp tục dừng các hoạt động kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí dễ bị lây nhiễm như: quán bar, rạp chiếu phim, karaoke dưới mọi hình thức, các điểm kinh doanh trò chơi điện tử, bi a, massage/tẩm quất, xông hơi... 

2.2.Không tổ chức lễ hội, nghi lễ, hoạt động tôn giáo, các hoạt động vui chơi tập trung đông người (ngoại trừ các hội nghị, các hoạt động có chủ trương chấp thuận của tỉnh); việc hiếu, hỉ phải đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch và hạn chế tổ chức ăn uống. 

2.3.Các điểm kinh doanh dịch vụ liên quan đến ăn, uống dọc các tuyến đường quốc lộ (quốc lộ 6, đường Hòa Lạc – Hòa Bình, Quốc lộ 70B) có xe liên tỉnh chạy qua chỉ được phép bán hàng mang đi (có biển thông báo trước nhà hàng, quán ăn), không tổ chức cho khách ăn, uống tại chỗ; đồng thời, phải đảm bảo thực hiện nghiêm các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19 trong tổ chức bán hàng.  

3.Những lĩnh vực cho phép hoạt động trở lại: những lĩnh vực không nêu tại mục 2 của văn bản này thì được phép hoạt động trở lại kể từ 00 giờ 00 phút ngày 12/9/2021 và phải thực hiện đầy đủ các nội dung sau: 

3.1.Đối với các nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (sau đây gọi tắt là nhà hàng, quán ăn) được bán, phục vụ khách tại chỗ phải ký cam kết với Ủy ban nhân dân phường, xã về thực hiện đảm bảo các điều kiện và biện pháp về phòng, chống dịch COVID-19 của các cơ quan có thẩm quyền, cụ thể:  

-Phục vụ tối đa không quá 50% số chỗ ngồi thực kê theo cam kết của nhà hàng, quán ăn và chỉ phục vụ tại chỗ trong khoảng thời gian từ 05 giờ 30 phút đến 23 giờ 30 phút hàng ngày. 

-Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc hướng dẫn phòng, chống dịch tại Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG ngày 28/5/2020 của Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành "Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng”. 

-Xét nghiệm SARS-CoV-2 cho chủ nhà hàng, quán ăn và người làm việc theo quy định. 

-Các nhà hàng, quán ăn ứng dụng khai báo y tế điện tử quét mã QRCode. 

-Đối với chủ nhà hàng, quán ăn; người chế biến, phục vụ thức ăn, đồ uống:
 
+ Bắt buộc khai báo y tế hàng ngày (Đối với nhà hàng đủ điều kiện thì sử dụng khai báo điện tử quét mã QRCode của khách hàng); thường xuyên mở ứng dụng Bluezone, Bluetooth trên smartphone (nếu có) trong suốt thời gian làm việc. 

+ Bắt buộc đeo khẩu trang, găng tay trong suốt thời gian chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, thực phẩm, phục vụ khách hàng; giữ khoảng cách tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. 

+ Đo thân nhiệt của khách hàng trước khi vào nhà hàng, quán ăn; yêu cầu khách đến phải khai báo y tế; sát khuẩn tay hoặc rửa tay tại khu vực đã bố trí sẵn; bố trí biển báo quy định phòng, chống dịch đối với khách hàng. 

+ Bố trí chỗ ngồi cho khách ăn, uống đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu 01 mét (có thể xếp khách hàng ngồi so le, khuyến khích đặt vách ngăn giữa khách hàng). Tiến hành vệ sinh, khử khuẩn bề mặt bàn, ghế ngồi ngay sau khi mỗi lượt khách rời đi. 

+ Tăng cường vệ sinh, thông khí tại các phòng và các khu vực của nhà hàng, quán ăn bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ các phòng của nhà hàng; sử dụng quạt, hạn chế sử dụng phòng kín, điều hòa. 

-Các nhà hàng, quán ăn có quyền và trách nhiệm từ chối cung cấp dịch vụ đối với khách hàng chưa thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định. 

3.2. Đối với khách đến nhà hàng, quán ăn: 

-Không đến nhà hàng, quán ăn nếu có một trong các biểu hiện: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở. 

-Bắt buộc khai báo y tế khi vào nhà hàng, quán ăn hoặc quét mã QRCode; thường xuyên mở ứng dụng Bluezone, Bluetooth trên smartphone (nếu có). 

-Bắt buộc đeo khẩu trang đúng cách khi đến nhà hàng, quán ăn (trừ khi ăn, uống); giữ khoảng cách tối thiểu 01 mét theo quy định đối với người xung quanh; tránh tiếp xúc và hạn chế nói chuyện không cần thiết khi ăn, uống. 

4.Đối với các hoạt động thể thao ngoài trời không tiếp xúc trực tiếp như đi bộ, quần vợt, cầu lông... được tiếp tục hoạt động khi đảm bảo các điều kiện và biện pháp sau: 

4.1.Đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 01 mét khi đi bộ hoặc giải lao. Kết thúc hoạt động thể thao, rời sân chơi, sân tập ngay; không được tập trung đông người theo quy định; không tổ chức ăn, uống tại sân tập, sân chơi thể thao. 

4.2.Thực hiện khai báo y tế; thường xuyên mở ứng dụng Bluezone Bluetooth trên smartphone (nếu có). 

5.Đối với các cơ sở lưu trú được tiếp tục hoạt động khi đảm bảo các điều kiện và biện pháp sau: 

5.1.Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc hướng dẫn phòng, chống dịch tại Quyết định số: 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành "Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động”. 

5.2.Xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người quản lý và nhân viên theo quy định.
 
5.3.Bắt buộc khai báo y tế hàng ngày đối với người quản lý, nhân viên (khai báo điện tử quét mã QRCode). 

5.4.Khách lưu trú đến từ ngoại tỉnh phải trực tiếp có mặt làm thủ tục khai báo y tế tại quầy lễ tân (trừ người già đi lại khó khăn, trẻ em dưới 5 tuổi); phải thực hiện nghiêm quy định 5K và có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS CoV 2 bằng phương pháp Realtime RT-PCR trong thời hạn 72 giờ kể từ giờ lấy mẫu xét nghiệm; hoặc giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền, chính quyền địa phương đã lưu trú trước trên địa bàn hơn 14 ngày kể từ ngày khai báo. Đồng thời, thường xuyên mở ứng dụng Bluezone Bluetooth trên smartphone (nếu có). 

Công an thành phố: Siết chặt các biện pháp kiểm soát người từ bên ngoài vào thành phố; tăng cường hoạt động tại các chốt kiểm soát dịch Covid-19. 

Ủy ban nhân dân các phường, xã: Tiếp tục phát huy vai trò của Tổ COVID-19 cộng đồng; tổ chức ký cam kết với các tổ chức, cá nhân được nêu tại mục 3.1 của văn bản này, yêu cầu niêm yết công khai tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống; đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. 

P.V (TH)

Các tin khác


Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Lương Sơn

Sáng 25/4, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh phối hợp Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC và diễn tập phương án PCCC&CNCH tại KCN Lương Sơn.

Trợ giúp pháp lý nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn), nội dung tư vấn, trợ giúp pháp lý nâng cao quyền năng cho phụ nữ là hoạt động điểm nhấn, thu hút sự quan tâm của thành viên tham gia dự án và người dân địa phương.

Cảnh giác khi mua hàng khuyến mại, giảm giá

Trong thời đại công nghệ thì việc mua bán hàng qua mạng là phổ biến. Tuy nhiên đây là kênh dễ lừa khách hàng nhất. Để tạo lòng tin, kẻ xấu giả mạo nhiều fanpage nổi tiếng với ảnh đại diện, ngôn ngữ, có đường dẫn tới web mua hàng rồi đồng loạt chạy quảng cáo, khiến người dùng lầm tưởng hãng thực sự có chiến dịch khuyến mãi.

Thời tiết ngày 25/4: Nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, Bắc Bộ bắt đầu tăng nhiệt mạnh. Riêng Trung Bộ nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ C. Tây Nguyên, Nam Bộ trên 37 độ C.

Công đoàn ngành Giáo dục chăm lo lợi ích đoàn viên, người lao động

Xác định việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động (NLĐ) là nhiệm vụ then chốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Giáo dục đã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, chú trọng hướng về cơ sở. Đồng thời thực hiện đa dạng giải pháp, kịp thời chia sẻ những khó khăn giúp đoàn viên, NLĐ yên tâm công tác. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH địa phương.

Tham vấn xây dựng chiến lược truyền thông về bình đẳng giới

Ngày 23/4, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đây là hoạt động trong kế hoạch triển khai thực hiện dự án "Cải thiện chất lượng cuộc sống của các cộng đồng đặc biệt khó khăn tại huyện Đà Bắc và huyện Lạc Sơn”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục