(HBĐT) - Số hộ nghèo còn rất ít, hầu hết là hộ có người mắc bệnh hiểm nghèo, diện bảo trợ xã hội, xã Phú Nghĩa là đơn vị đi đầu, điển hình của huyện Lạc Thủy trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

 


Gắn dạy nghề với tạo việc làm tại chỗ, lao động xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) được thu hút vào làm việc tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn.

Cách đây 2 năm, chị Đinh Thị An, hội viên chi hội phụ nữ thôn Lão Nội được tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng chính sách. Với mức vay 50 triệu đồng, gia đình chị đầu tư chăn nuôi bò sinh sản. Điểm tựa đồng vốn cùng đức tính chịu thương, chịu khó đã giúp chị mau chóng ổn định đời sống, vươn lên thoát khỏi danh sách hộ nghèo năm 2020. Cùng thời gian này, các hộ hội viên phụ nữ nghèo khác, gồm: Nguyễn Thị Hà ở thôn Bến Nghĩa, Dương Ngọc Trâm ở thôn Bến Đình… cũng được vay vốn ưu đãi trong thời hạn 3 năm để phát triển sản xuất. Các hộ hội viên đều triển khai đầu tư đúng hướng, nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả.

Theo đồng chí Chu Thị Thúy Hường, Chủ tịch Hội LHPN xã, giảm nghèo là chỉ tiêu quan trọng trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Hội, được gắn với nhiệm vụ "vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường”. Đặc biệt, Hội đã bám sát nội dung văn bản thỏa thuận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN&PTNT để thực hiện và củng cố các tổ tiết kiệm, tổ vay vốn. Từ nguồn vốn nhận ủy thác trên 8 tỷ đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội, trên  30 tỷ đồng của Ngân hàng NN&PTNT đã giúp 1.164 hộ phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong giai đoạn đã có hàng trăm lượt hộ hội viên phụ nữ nghèo thoát nghèo nhờ vốn vay. Nhiều hộ có điều kiện tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng.

Trên địa bàn còn có một số thôn được thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. Qua việc triển khai hỗ trợ vật tư, cây, con giống đã góp phần cải thiện nguồn sinh kế cho các hộ. Một số chương trình, hoạt động khác cũng có ý nghĩa thúc đẩy công tác giảm nghèo tại địa phương. Từ năm 2016 đến nay, xã đã phối hợp tổ chức 12 lớp tập huấn kiến thức chuyển giao kỹ thuật cho gần 2.000 lượt hộ, 22 lớp học nghề chăn nuôi, may công nghiệp, trồng cây có múi cho 2.420 người, tư vấn, giới thiệu việc làm cho 650 người.

Cùng với đó, các tổ chức hội, đoàn thể như Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên xã đưa ra những chỉ tiêu giúp đỡ trực tiếp hộ nghèo bằng các hình thức giúp đỡ đa dạng, thiết thực như: Giúp ngày công lao động, hỗ trợ vốn, kiến thức KH-KT, cây, con giống để phát triển kinh tế. Điển hình là phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, từ nguồn vốn vay dự án hỗ trợ chăn nuôi lợn của Hội LHPN tỉnh đang quản lý 150 triệu đồng cho 15 hộ hội viên nghèo trên địa bàn vay.

Theo thống kê, hộ nghèo của xã hiện được vay phát triển sản xuất với gần 1,4 tỷ đồng, hộ cận nghèo trên 2,8 tỷ đồng, hộ đã thoát nghèo gần 5,9 tỷ đồng. Ngoài ra, các hộ còn được vay vốn chương trình hỗ trợ học sinh, sinh viên, NS&VSMT. Đồng chí Màu Đăng Ưng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Với những nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và Nhân dân, công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương đạt kết quả cao. Bình quân thu nhập đầu người năm 2020 của xã đạt 51 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,5%. Công tác giảm nghèo bền vững đã góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đảng bộ xã. Đặc biệt, trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM, xã là đơn vị lá cờ đầu của tỉnh và phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu vào năm 2025.           


 Bùi Minh

Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Phương án phân luồng sau lệnh cấm ô tô lên Đèo Cả

Trước sự cố hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam, Khu Quản lý đường bộ III đã thông báo chi tiết phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục