(HBĐT) - Những ngày trung tuần tháng Chạp, các hộ dân trồng đào ở huyện vùng cao Đà Bắc tất bật chuẩn bị những công đoạn cuối để phục vụ thị trường Tết. Đào được bà con trồng xung quanh nhà và khắp nương rẫy, không chỉ làm đẹp bản làng mà còn đem lại giá trị kinh tế, mang đến cái Tết đủ đầy cho người dân vùng cao.


Anh Hoàng Minh Thắm, xóm Trúc Sơn, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) chăm sóc đào để cung cấp ra thị trường dịp Tết.

Vụ đào Tết năm nay, gia đình anh Hoàng Minh Thắm ở xóm Trúc Sơn, xã Toàn Sơn chuẩn bị trên 400 gốc đào các loại cung cấp ra thị trường. Sau hơn 10 năm kinh nghiệm, anh Thắm đã cấy ghép thành công 3 giống đào phai, đào Nhật Tân, đào trắng… Vườn đào của gia đình anh hiện được mở rộng khoảng 3.000 m2. Theo giá thị trường năm nay, đào dao động từ 1 - 3 triệu đồng/cây, đối với những không gian lớn tại công sở, trụ sở làm việc có giá từ 10 - 20 triệu đồng/cây. Bình quân mỗi vụ đào Tết, gia đình anh thu về từ 200 - 300 triệu đồng. 

Anh Thắm chia sẻ: "Chuẩn bị cho vụ Tết năm  nay, gia đình tôi đã nghiên cứu kỹ xu thế, sở thích của người tiêu dùng để đáp ứng thị trường những cây đào đẹp nhất. Quá trình chăm sóc, tôi đặc biệt lưu ý đến tạo dáng phù hợp với không gian nhà ở hoặc công sở làm việc. Bên cạnh giống đào truyền thống, gia đình còn cung cấp các giống đào trắng với nhiều kiểu dáng khác nhau, phù hợp với phong cách, sở thích của giới trẻ". 

Xã Cao Sơn hiện có trên 10 nhà vườn trồng đào quy mô lớn với tổng diện tích trên 4 ha. Ngoài ra, một số hộ tận dụng diện tích vườn trồng nhỏ lẻ để bán tại các chợ đầu mối. Giá trị kinh tế ổn định, không đòi hỏi kỹ thuật, công chăm sóc nên nhiều hộ trên địa bàn xã chuyển đổi một phần diện tích đất canh tác không hiệu quả để trồng đào vừa tạo cảnh quan, vừa nâng cao thu nhập dịp Tết Nguyên đán.

Trên địa bàn huyện, mô hình trồng đào Tết phổ biến tại các xã: Cao Sơn, Toàn Sơn, thị trấn Đà Bắc... Nhiều nhà vườn được xây dựng, mở rộng quy mô phát triển, dần hình thành mô hình kinh tế mới đem lại hiệu quả cao. Để giữ gìn giống đào bản địa, các hộ trồng đào thu mua nhiều gốc đào lâu năm từ các hộ trong khu vực, cấy ghép, lai tạo các giống đào sinh trưởng tốt, đẹp mã để bán ra thị trường.

Những năm trước, người dân vùng cao huyện Đà Bắc bày bán đào Tết chủ yếu trước cửa nhà và dọc theo tuyến tỉnh lộ 433. Một số hộ trồng nhiều tìm kiếm tư thương giao buôn hoặc vận chuyển ra chợ đầu mối tiêu thụ. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát, do yêu cầu hạn chế đi lại, người dân dùng mạng xã hội facebok, zalo để tìm kiếm thông tin, lựa chọn đặt hàng theo sở thích. Ngoài ra, một số nhà vườn đã xây dựng được thương hiệu nên có lượng khách quen, đảm bảo nguồn cung cầu ổn định. Nhiều nhà vườn mở dịch vụ chăm sóc đào sau mỗi dịp Tết với chi phí khoảng 25 - 30% giá trị cây, vừa tạo thu nhập cho nhà vườn, khách hàng cũng tiết kiệm được nguồn kinh phí không nhỏ để năm sau vẫn có đào chơi Tết.

Đồng chí Bùi Khắc Vinh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Mô hình trồng đào đã đem lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân cải thiện cuộc sống, đem lại thu nhập ổn định dịp Tết Nguyên đán. Phòng NN&PTNT huyện khuyến cáo người dân trồng đào không dùng hóa chất, đảm bảo việc bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển diện tích trồng đào theo quy hoạch của ngành nông nghiệp, tránh tình trạng trồng ồ ạt dẫn đến cung vượt cầu. Qua đó gìn giữ và bảo tồn, phát triển các giống đào bản địa, từng bước xây dựng thương hiệu đào Đà Bắc.

 ĐỨC ANH

Các tin khác


Dự kiến ngày 22/4 thông đường sắt Bắc - Nam sau sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo huy động lực lượng, phương án khắc phục ngày đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, với mục tiêu ngày 22/4 hoàn thành xử lý sự cố sạt lở hầm Bãi Gió để thông tàu Bắc - Nam.

Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục