(HBĐT) - Trẻ em là đối tượng thường hiếu động, tò mò, thích khám phá nhưng chưa lường hết được các mối nguy hiểm nên rất dễ bị tai nạn thương tích (TNTT). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ việc TNTT ở trẻ em, có thể do sự bất cẩn, chủ quan, lơ là của người lớn hay môi trường sống của trẻ chưa thật sự an toàn… Vì vậy, để góp phần giảm thiểu các vụ việc TNTT ở trẻ em rất cần có sự chung tay của toàn xã hội.



Đoàn xã Kim Bôi (Kim Bôi) gắn biển cảnh báo phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em.

Thời gian qua, mặc dù các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh không ngừng quan tâm đến công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, tuy vậy, các vụ việc trẻ em bị TNTT vẫn tiếp tục tái diễn, thậm chí có diễn biến phức tạp. Năm 2021, có 303 trẻ bị TNTT, trong đó, 39 trẻ tử vong (32 trẻ tử vong do tai nạn đuối nước tại các huyện: Lạc Sơn, Yên Thủy, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Thủy, Cao Phong). Năm 2020, toàn tỉnh có 303 trẻ bị TNTT, 25 trẻ tử vong (18 trẻ tử vong do đuối nước). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị TNTT, một phần do các em thiếu kỹ năng trong môi trường nước, kỹ năng bơi lội, xử lý tình huống khi bị TNTT; sự chủ quan của một số gia đình hoặc thiếu sự quan tâm, quản lý, giám sát, để trẻ tự do vui chơi gần những nơi có mối hiểm họa về TNTT, đuối nước; địa hình đồi núi hiểm trở, nhiều sông, suối, ao, hồ chưa có rào chắn, biển cảnh báo, biển cấm; điểm vui chơi, giải trí an toàn dành cho trẻ em còn ít. Hết năm 2021, toàn tỉnh có 62/151 xã, phường, thị trấn có điểm vui chơi cho trẻ em. Số liệu này cho thấy thực tế hiện nay, các sân chơi an toàn dành cho trẻ em quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trẻ em tử vong do TNTT. Trên địa bàn phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) tiếp giáp với sông Đà, có khu vực bãi cát Thịnh Minh, thời gian qua đã phát sinh một số điểm tắm tự phát, tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn đuối nước, nhất là đối với trẻ em. Đồng chí Nguyễn Thúy Quỳnh, Bí thư Đoàn phường cho biết: "Công tác chăm sóc, bảo vệ an toàn cho trẻ em khỏi TNTT là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, Đoàn phường Thịnh Lang đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp góp phần phòng, chống TNTT trẻ em như: chỉ đạo các chi đoàn chủ động quản lý thanh, thiếu niên, nhi đồng; phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật Giao thông đường bộ cho học sinh trường TH& THCS Thịnh Lang; tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống đuối nước, TNTT, phòng chống xâm hại trẻ em; duy trì mô hình cổng trường an toàn giao thông tại trường TH&THCS Thịnh Lang; tổ chức cắm biển cảnh báo tại một số khu vực nguy hiểm… Song song với đó tận dụng tối đa sự phát triển của mạng xã hội và hệ thống loa truyền thanh tại địa phương nhằm tiếp cận sâu rộng với trẻ em, phụ huynh, những người chăm sóc trẻ...”.
TNTT ở trẻ em còn nhiều nguyên nhân khác như: Bỏng, động vật cắn, ngã, điện giật, ngộ độc… đều có thể xảy ra. Ngôi nhà là nơi an toàn để trẻ sinh sống nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thương tích cho trẻ nếu người lớn không kiểm soát tốt. Như trường hợp của bé B.T.N.D, sinh năm 2019, xã Suối Hoa (Tân Lạc) không may ngồi vào nồi canh đang sôi nên bị bỏng rất nặng…
Từ thực trạng các vụ việc trẻ em bị TNTT cho thấy việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ hết sức cần thiết. Nhưng quan trọng hơn cả là vai trò của mỗi gia đình trong việc đảm bảo an toàn cho con em mình. Chị Nguyễn Linh, xóm Bảm, xã Tây Phong (Cao Phong) chia sẻ: "Trên địa bàn xã xảy ra vụ việc đuối nước làm 4 trẻ tử vong, từ vụ việc thương tâm đó, gia đình tôi đã có nhiều thay đổi trong việc chăm sóc, giám sát, quản lý con. Đồng thời cải thiện không gian sống tại gia đình nhằm giảm thiểu khả năng gây TNTT; hướng dẫn con cách nhận biết, tránh các mối nguy hiểm như: Ổ điện, bếp ga, nước sôi, động vật, sông, suối; khuyến khích con tham gia những hoạt động lành mạnh, an toàn… Với cá nhân tôi, hầu hết các TNTT đều có thể phòng tránh được nếu người lớn xác định được nguyên nhân, nâng cao nhận thức, thay đổi hành động, xây dựng môi trường an toàn cho trẻ”.

Linh Nhật

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ tiếp tục mưa rào và dông, Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1. Khu vực Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Tọa đàm “Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 6/5, tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh, Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tọa đàm "Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tỉnh Đoàn thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 6/5, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, Tỉnh Đoàn đã thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sống trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Thẩm định mô hình điển hình tiên tiến cấp tỉnh tại huyện Mai Châu

Ngày 6/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Mai Châu. 

Huyện Cao Phong: Lan tỏa yêu thương từ mô hình “Con nuôi Công an xã”

Cuối tháng 3 vừa qua, Công an huyện Cao Phong ra mắt mô hình dân vận khéo "Con nuôi Công an xã” do Công an các xã, thị trấn phối hợp Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Công an huyện tham mưu triển khai, thực hiện. Mô hình là hoạt động đỡ đầu, nuôi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập. Đây là mô hình con nuôi đầu tiên của lực lượng Công an tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục