(HBĐT) - Hơn 7 năm công tác tại Báo Hoà Bình, quãng thời gian không dài, không ngắn đã cho tôi được đi, viết và trải nghiệm công việc của người làm Báo Đảng địa phương ở một vùng đất còn nhiều khó khăn. Những chuyến công tác "ăn nằm” ở cơ sở đã giúp chúng tôi trưởng thành...


Phóng viên Tuấn Hưng, Báo Hòa Bình trong lần tác nghiệp tại xóm Thung Vòng (nay là xóm Khi), xã Nhân Mỹ (Tân Lạc), là 1/36 xóm khó khăn nhất tỉnh. 

Với một người viết chập chững vào nghề, cái gì cũng mới mẻ do thiếu kiến thức từ thực tế. Do đó, để tích lũy sự hiểu biết, ngoài việc chịu khó, nghiên cứu, học hỏi từ những đồng nghiệp "tiền bối" thì sự lăn lộn ở cơ sở là yếu tố quan trọng bậc nhất giúp phóng viên trẻ trưởng thành. Khi mới về Báo Hoà Bình thử việc, chúng tôi được Ban Biên tập giao nhiệm vụ viết, phản ánh về đời sống của 36 thôn, bản khó khăn nhất của tỉnh. Đây là những xóm thuộc 28 xã của 8 huyện và TP Hòa Bình nằm trong danh sách được UBND tỉnh phê duyệt trong Đề án hỗ trợ 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh. Một đề án đặc thù nhằm hỗ trợ những xóm khó khăn nhất tỉnh có bước tiến nhanh hơn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo. 

Để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện đề án, Báo Hòa Bình đã đẩy mạnh tuyên truyền về những khó khăn, trăn trở, tâm tư của người dân ở các xóm nghèo. Khi giao nhiệm vụ, Ban Biên tập cũng nhấn mạnh, đó là cơ hội để phóng viên trải nghiệm, trau dồi kiến thức từ cuộc sống. Ghi nhận thực tế, điều đầu tiên có thể cảm nhận là nguyên nhân khiến các xóm chìm trong cái nghèo là do vị trí địa lý hầu hết đều thuộc diện "thâm sơn, cùng cốc”, cơ sở hạ tầng thiết yếu còn thiếu và yếu, nhất là về đường giao thông. Cá biệt có những xóm tỷ lệ hộ nghèo trên 90%, có xóm vẫn chưa một lần được hưởng niềm vui từ ánh điện quốc gia.

Dành nhiều tháng đi thực tế tại các thôn, bản khó khăn nhất tỉnh, chúng tôi có nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Những con đường rừng trắc trở, những trận mưa bất chợt, mỗi chuyến đi là một trải nghiệm. Trong đó, lần về xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) là ấn tượng hơn cả. Sau 2 ngày 1 đêm "ăn nằm” ở xóm Pheo, chúng tôi có bài viết phản ánh về xóm "nhiều không”. Đó là vào năm 2016, lúc đó Pheo chưa có điện lưới quốc gia, đường về xóm vô cùng trắc trở. Một bức tranh đầy sự nghèo khó của Pheo gây sốc vào thời điểm đó. Sau bài viết, nhiều cơ quan báo chí T.Ư cũng có phóng sự phản ánh về khó khăn của xóm núi này. Đến năm 2018, xóm Pheo có điện lưới quốc gia kéo đến tất cả các hộ dân. Tiếp đó con đường độc đạo lên xóm được mở rộng và cứng hóa thuận lợi. 

Những bài viết có hiệu ứng tốt như vậy đã thôi thúc chúng tôi tiếp tục dấn thân, không ngại vất vả đi đến những khu vực vùng sâu, vùng xa để phản ánh, viết bài. Sau những chuyến đi thâm nhập thực tế ở cơ sở là cơ hội để người cầm bút soi chiếu sự "thẩm thấu” của những chủ trương, chính sách, nghị quyết vào cuộc sống. Từ thực tế ghi nhận được có căn cứ để viết bài, đôi khi là gợi mở hướng tháo gỡ những "nút thắt” ở cơ sở. Sau hơn 7 năm làm báo, những mảnh đất lạ mà chúng tôi đã đặt chân đến vào những ngày đầu, nay đã trở thành một vùng quê thân thuộc. Làm báo có cái thú vị ở chỗ là được đi, đến, trải nghiệm và trở lại. Những lần trở lại là cơ hội để chứng kiến sự đổi thay của các vùng quê, tiếp tục có những bài viết để phản ánh chân thực, sống động hơn. Suy cho cùng, những người làm báo sẽ chẳng thể có được những tác phẩm gần gũi, mang đậm hơi thở cuộc sống nếu nhà báo không dấn thân, lăn lộn với nghề. Đặc biệt, với một tỉnh đang từng bước phát triển với nhiều khu vực còn khó khăn như Hòa Bình, thì những vùng đất khó không chỉ là "chất liệu” để tạo nên những tác phẩm báo chí chân thực, mà việc lăn lộn ở những nơi này sẽ giúp nhà báo ngày càng trưởng thành hơn, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ của người làm công tác tuyên truyền, cũng như phản ánh đa chiều thực tế đời sống của xã hội.
Viết Đào


Các tin khác


Phát hiện 1 quả đạn pháo chưa nổ tồn sót sau chiến tranh ở lòng sông Đà

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, Công an phường Thịnh Lang vừa tiếp nhận 1 quả đạn pháo là vật liệu nổ nguy hiểm tồn sót sau chiến tranh do người dân phát hiện tại khu vực bờ sông Đà thuộc phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình).

Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục