(HBĐT) - Khắc phục trở ngại về địa hình đa phần là đồi núi cao, diện tích đất canh tác hạn hẹp, đường giao thông khó khăn, chưa hình thành được các mô hình kinh tế chủ lực… thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Vầy Nưa (Đà Bắc) triển khai đồng bộ giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Năm 2022, thu nhập bình quân của xã đạt 35 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 35,06%, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc.


Lãnh đạo xã Vầy Nưa (Đà Bắc) thăm quan, trao đổi kinh nghiệm phát triển mô hình nuôi cá lồng.

Khai thác tiềm năng, lợi thế tiếp giáp với vùng hồ Hòa Bình, đền Thác Bờ và du lịch sinh thái đảo Dừa thuộc địa bàn xóm Săng Bờ, từ đầu năm đến nay, ước có trên 70.000 lượt khách, trên 1.600 lượt tàu thuyền cập bến thăm quan, vãn cảnh đầu xuân. Qua đó góp phần thúc đẩy các dịch vụ du lịch, vận tải hàng hóa, hành khách.

Ông Đinh Công Nhan, Bí thư chi bộ xóm Săng Bờ chia sẻ: Là điểm dừng chân của du khách trong mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhiều hộ trên địa bàn đã tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có để kinh doanh dịch vụ ăn uống, bán nhu yếu phẩm phục vụ khách du lịch. Cao điểm trong tháng giêng, trung bình mỗi ngày các hộ kinh doanh ở xóm tiêu thụ từ 0,8 - 1 tấn cá. Theo rà soát, toàn xóm hiện có 32 hộ kinh doanh, 24 tàu thuyền đăng ký phát triển dịch vụ vận tải. Cùng với đó, nhiều hộ đầu tư mở rộng diện tích nuôi thủy sản để đa dạng sản phẩm, đáp ứng nguồn cung cấp cho các nhà hàng, du khách đến thăm quan, lễ đền.

Theo ông Đinh Công Út ở xóm Săng Bờ, là hộ tiêu biểu trong sản xuất - kinh doanh chia sẻ: "Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, du khách đến với các điểm du lịch trên địa bàn tăng cao. Từ đó việc tiêu thụ nông sản dễ dàng, giá thành ổn định đã giúp nhiều hộ cải thiện thu nhập”. 

Xã Vầy Nưa có 713 hộ, 2.900 nhân khẩu sinh sống tại 8 xóm. Với trên 95% đồng bào dân tộc thiểu số, xã có xuất phát điểm thấp do địa hình chia cắt, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ phát triển KT-XH còn thiếu thốn. Xác định những khó khăn, thách thức đặt ra, cấp ủy, chính quyền đã huy động các nguồn lực từ các chương trình, dự án lồng ghép để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh dịch vụ phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở. Ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất để nâng cao chất lượng và giá thành sản phẩm. Theo thống kê, tổng diện tích gieo trồng của xã đạt 651,3 ha; tổng đàn gia súc, gia cầm trên 11.000 con.

Hiện nay, nuôi cá lồng được xác định là hướng đi chủ lực giúp người dân trên địa bàn nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững. Thực hiện Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2015 - 2020, xã đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án lồng ghép để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đến nay, toàn xã phát triển trên 500 lồng cá, 43 ao nuôi thủy sản. Sản lượng thu hoạch năm 2022 ước đạt 150 - 300 kg cá/lồng, bình quân mỗi hộ chăn nuôi có thu nhập dao động từ 60 - 100 triệu đồng/năm. 

Đồng hành cùng Nhân dân trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, cấp ủy, chính quyền xã Vầy Nưa luôn sâu sát cơ sở. Hàng năm duy trì tổ chức từ 3 - 4 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT cho người dân để áp dụng vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Hiện, toàn xã có 451 hộ được vay vốn Ngân hàng CSXH huyện với tổng dư nợ 20,9 tỷ đồng.

Đồng chí Bàn Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa cho biết: "Xác định mục tiêu giảm nghèo là nhiệm vụ then chốt góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục huy động tối đa nguồn lực từ các chương trình, dự án hỗ trợ lồng ghép để đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh. Mong muốn Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù đối với các xã vùng ven lòng hồ Hòa Bình. Khuyến khích người dân trên địa bàn năng động, sáng tạo, phát triển các mô hình kinh tế mới đem lại thu nhập ổn định. Tiếp tục ứng dụng hiệu quả tiến bộ KHKT vào quá trình sản xuất. Thực hiện đồng bộ giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra”.

Đức Anh

Các tin khác


9 đội tham gia Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024. Tham gia hội thi có 9 đội từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Lương Sơn

Sáng 25/4, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh phối hợp Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC và diễn tập phương án PCCC&CNCH tại KCN Lương Sơn.

Trợ giúp pháp lý nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn), nội dung tư vấn, trợ giúp pháp lý nâng cao quyền năng cho phụ nữ là hoạt động điểm nhấn, thu hút sự quan tâm của thành viên tham gia dự án và người dân địa phương.

Cảnh giác khi mua hàng khuyến mại, giảm giá

Trong thời đại công nghệ thì việc mua bán hàng qua mạng là phổ biến. Tuy nhiên đây là kênh dễ lừa khách hàng nhất. Để tạo lòng tin, kẻ xấu giả mạo nhiều fanpage nổi tiếng với ảnh đại diện, ngôn ngữ, có đường dẫn tới web mua hàng rồi đồng loạt chạy quảng cáo, khiến người dùng lầm tưởng hãng thực sự có chiến dịch khuyến mãi.

Thời tiết ngày 25/4: Nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, Bắc Bộ bắt đầu tăng nhiệt mạnh. Riêng Trung Bộ nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ C. Tây Nguyên, Nam Bộ trên 37 độ C.

Công đoàn ngành Giáo dục chăm lo lợi ích đoàn viên, người lao động

Xác định việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động (NLĐ) là nhiệm vụ then chốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Giáo dục đã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, chú trọng hướng về cơ sở. Đồng thời thực hiện đa dạng giải pháp, kịp thời chia sẻ những khó khăn giúp đoàn viên, NLĐ yên tâm công tác. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục