(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã có 8 trẻ không còn được đến trường vì bị đuối nước tử vong. Mặc dù đã có nhiều cảnh báo nhưng mới đây, tiếp tục 2 cháu nữa đã đuối nước trên sông Đà, thuộc địa phận phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình). Những vòng hoa trắng lẫn trong tiếng nhạc hiếu là nỗi ám ảnh và lời cảnh báo về tình trạng đuối nước, nhất là dịp nghỉ hè.

Nhiều người vẫn vô tư tắm sông Đà khu vực phường Phương Lâm, Tân Thịnh (TP Hòa Bình) phớt lờ cảnh báo, biển cấm, trong đó có trẻ em.

 Một góc phố, hai nỗi đau

Chỉ trong một góc phố tiểu khu 10, tổ 17, phường Tân Thịnh, hai nỗi đau chồng chất. Đám tang cháu Đặng Ngọc L. (SN 2011) và Trần Thanh B. (SN 2010) vừa bị đuối nước trên sông Đà chỉ cách nhau vài chục mét. Những vòng hoa trắng hòa lẫn tiếng nhạc hiếu ai oán làm ai cũng xót xa. Cháu Đặng Lan H. (SN 2012) sống sót trong buổi chiều định mệnh cũng bần thần, tái nhợt vì mất ngủ và chưa hết hoảng sợ.

Cháu H. chia sẻ: "Hôm 5/6, khu nhà cháu mất điện. Khoảng 13 giờ, cháu cùng chị B. và L. rủ nhau ra sông Đà chơi, tắm. Không biết bơi, cháu ở gần bờ, còn hai chị đùa kéo tay nhau ra xa hơn. Lúc sau, thấy các chị vẫy tay cầu cứu (không kêu được - PV), cháu lên bờ chạy đi gọi người đến cứu nhưng khi đến, 2 chị đã bị chìm hẳn. Đến giờ cháu vẫn sợ, không dám tắm sông nữa”.

Vụ việc 2 học sinh Trường THCS Sông Đà bị đuối nước tử vong khiến nhiều người thương cảm khi biết hoàn cảnh. Cả 2 cháu, bố mẹ đều ly dị. Cháu L. ở với bố cùng ông, bà nội nhưng hồi đầu năm nay, bố đi xuất khẩu lao động tại Philippines. Cháu B. ở với ông, bà ngoại, mẹ đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Mẹ cháu cố gắng về để kịp nhìn mặt con lần cuối.

Liên tiếp trẻ tử vong vì đuối nước

Theo Sở LĐ-TB&XH, chỉ tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã có 8 trẻ tử vong vì đuối nước: huyện Lạc Sơn 4 trẻ, Tân Lạc 1 trẻ, Lương Sơn 1 trẻ và TP Hòa Bình 2 trẻ. Các cháu sinh từ năm 2010 - 2020.

Ngay trước hôm xảy ra vụ đuối nước tại phường Tân Thịnh, ngày 4/6, tại xã Quý Hòa (Lạc Sơn) 1 bé trai 3 tuổi bị đuối nước tử vong. Ngày 27/5, cũng tại huyện Lạc Sơn, ở xã Hương Nhượng, một bé trai 6 tuổi cũng không qua khỏi vì đuối nước…

Thống kê nhiều năm nay cho thấy, năm nào cũng có trẻ bị đuối nước, tử vong và chủ yếu khi trời nắng nóng, nghỉ hè. Năm 2022, toàn tỉnh có 20 trẻ tử vong do đuối nước. Những vụ việc mới, những cái chết đầy xót xa vẫn tiếp tục xảy ra và hầu như đều bắt nguồn từ những nguyên nhân cũ: không biết bơi, không mặc áo phao; không có sự quản lý, giám sát của người lớn; thiếu hiểu biết, chủ quan; thiếu sân chơi...

Mặc dù đã có mưa nhưng mực nước hạ lưu sông Đà xuống thấp, lộ cả những mỏm đá giữa sông, nhiều người tưởng rằng nông có thể chủ quan bơi ra. Từ năm 2015 trở lại đây, phong trào tắm sông Đà rầm rộ, xuất hiện nhiều bãi tắm tự phát… Ông Nguyễn Văn Giới, tổ 9, phường Thịnh Lang thường xuyên đi đánh tôm ở sông Đà cho biết: Khu vực hạ lưu có những hủm nước xoáy, dòng chảy ngược và các hố thụt rất nguy hiểm, không thể chủ quan.

Phòng, tránh đuối nước - bài học chưa bao giờ cũ

Thời tiết nắng nóng, mất điện, lại trùng với dịp nghỉ hè nên các cháu thường tìm cách giải nhiệt tại nơi có nước như sông, hồ, ao, suối. TP Hòa Bình có 67 trường, 30.843 học sinh. Phó Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Kim Thị Hồng cho biết: Ngày 8/5, phòng đã ban hành công văn về việc tổ chức lễ ra trường và bàn giao học sinh về địa phương sinh hoạt hè. Trong đó, nhấn mạnh việc các trường tổ chức lễ phát động "Ngày hội trẻ em, học sinh toàn thành phố học bơi phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước tại nhà trường (tổ chức trước nghỉ hè). Đã có 35 hoạt động quy mô cấp trường và 86 hoạt động cấp lớp.

Theo Hiệu trưởng Trường THCS Sông Đà Hoàng Lệ Châu Hà, ngày 24/5, trường đã tổ chức ngoại khóa phòng, chống đuối nước cho học sinh nhưng thật xót xa là vẫn có học sinh tử vong vì lý do này.

Vậy cần làm gì để trẻ được thỏa thích ngày hè mà vẫn an toàn? Để đảm bảo an toàn cho trẻ, Sở LĐ-TB&XH đã ban hành công văn đề nghị các huyện, thành phố đẩy mạnh truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền, gia đình, cá nhân về phòng, chống đuối nước trẻ em. Phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước đến từng trường, lớp, khu dân cư. Rà soát, phát hiện kịp thời các khu vực hố nước, hồ, ao, sông, suối, vùng nước sâu nguy hiểm, hệ thống thoát nước, đập nước thường xảy ra đuối nước hoặc nguy cơ để chủ động phòng ngừa như: làm rào chắn, đặt biển cảnh báo, phân công cảnh giới. Tiếp tục thực hiện xây dựng ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn. Tăng cường dạy bơi an toàn cho trẻ.

Cùng với biện pháp của cơ quan chức năng, trường học, các gia đình cần quan tâm quản lý, giám sát con em mình. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền vào cuộc tích cực tuyên truyền, quan tâm, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, hấp dẫn cho trẻ trong dịp hè.

CL


Các tin khác


Dự kiến ngày 22/4 thông đường sắt Bắc - Nam sau sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo huy động lực lượng, phương án khắc phục ngày đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, với mục tiêu ngày 22/4 hoàn thành xử lý sự cố sạt lở hầm Bãi Gió để thông tàu Bắc - Nam.

Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục