(HBĐT) - Thời gian qua, công tác an toàn thực phẩm (ATTP) được các cấp, ngành quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực. Công tác đảm bảo ATTP đã đạt được bước chuyển đáng kể. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP), có ca tử vong do ăn phải nấm rừng độc. Qua đó cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp phòng, chống NĐTP trên địa bàn.


Thời gian qua, công tác tuyên truyền an toàn thực phẩm được các cấp, ngành quan tâm thực hiện. Ảnh: Diễu hành hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023 trên địa bàn TP Hòa Bình.

Đồng chí Bùi Đinh Thị Dinh, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh cho biết: Từ đầu năm đến nay, công tác chỉ đạo, điều hành về ATTP được chú trọng. Ban chỉ đạo (BCĐ) ATTP tỉnh, các sở, ban, ngành xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. 10/10 huyện, thành phố ban hành kế hoạch, quyết định kiểm tra đảm bảo ATTP trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân 2023, Tháng hành động vì ATTP năm 2023. Công tác thông tin, truyền thông ATTP trên các phương tiện truyền thông, cơ quan báo chí được chú trọng. Các ngành chức năng tổ chức nhiều lớp tập huấn hỗ trợ kiến thức về ATTP cho các cơ sở thực phẩm...

Công tác thanh tra, kiểm tra ATTP được chú trọng. Ngành Y tế chủ trì phối hợp các ngành Công Thương, NN&PTNT, tổ chức chính trị - xã hội, BCĐ ATTP các huyện, thành phố thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, những cơ sở vi phạm bị xử phạt, nhắc nhở theo quy định. Công tác phòng, chống NĐTP, kiểm soát mối nguy ô nhiễm thực phẩm được đẩy mạnh. Ngành Y tế tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát đảm bảo ATTP phục vụ các hội nghị, sự kiện lớn của tỉnh. Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Chi cục ATVSTP tổ chức giám sát nhằm hướng dẫn BCĐ ATTP các huyện, thành phố triển khai công tác đảm bảo ATTP đúng quy định. Trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh tổ chức giám sát đảm bảo ATTP cho 1.463 bữa ăn đông người.

Tuy nhiên, theo thống kê của Chi cục ATVSTP, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 5 vụ NĐTP (dưới 30 người mắc). Trong đó, 1 vụ NĐTP do nấm độc tại xã Mai Hịch (Mai Châu) khiến 6 người phải nhập viện, 1 người tử vong; 1 vụ ngộ độc do ăn thịt và trứng cá sấu hỏa tiễn ở xã Phú Cường (Tân Lạc) khiến 6 người phải nhập viện; 1 vụ ngộ độc do ăn trứng cóc ở huyện Mai Châu khiến 2 người phải nhập viện; 1 vụ ngộ độc do ăn thịt chua ở TP Hòa Bình; gần đây nhất, ngày 28/6 là vụ NĐTP 5 người tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) do ăn bọ xít măng rang. Ngoài ra, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, số ca NĐTP mắc lẻ là 26 người.

Theo đồng chí Bùi Đinh Thị Dinh, mặc dù các cấp, ngành chức năng, huyện, thành phố có nhiều nỗ lực trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác ATTP, nhưng thực tế trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra các vụ NĐTP, đáng tiếc đã có người tử vong. Các ca NĐTP chủ yếu ở các hộ gia đình do người dân sử dụng thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên, chưa ghi nhận NĐTP tại các bếp ăn tập thể. Thời gian tới, để tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo ATTP, phòng chống NĐTP rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành trong thực hiện các quy định về đảm bảo ATTP. Trong đó tiếp tục đẩy mạnh, đa dạng hình thức tuyên truyền về bảo đảm ATTP. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia vào các chuỗi liên kết, sản xuất thực phẩm an toàn. Đặc biệt, mỗi người dân cần tự trang bị kiến thức về lựa chọn thực phẩm an toàn; từ bỏ thói quen sử dụng thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên không đảm bảo, nhất là đối với người dân vùng sâu, xa trên địa bàn tỉnh.


Hương Lan


Các tin khác


Phát hiện 1 quả đạn pháo chưa nổ tồn sót sau chiến tranh ở lòng sông Đà

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, Công an phường Thịnh Lang vừa tiếp nhận 1 quả đạn pháo là vật liệu nổ nguy hiểm tồn sót sau chiến tranh do người dân phát hiện tại khu vực bờ sông Đà thuộc phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình).

Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục