(HBĐT)- Từ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, những năm qua, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.


Những năm qua, các chính sách dân tộc được triển khai hiệu quả đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Truyền dạy chữ Nôm Dao ở bản du lịch cộng đồng xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc).

Cải thiện cuộc sống đồng bào DTTS

Quyết Chiến là 1 trong 3 xã vùng cao, còn Gia Mô, Lỗ Sơn là những xã vùng sâu của huyện Tân Lạc. Những điểm chung dễ nhận thấy ở 3 xã là xuất phát điểm thấp, vốn là những xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào DTTS chiếm trên 90%. Trước đây, đời sống người dân ở các xã này gặp nhiều trở ngại khi hạ tầng thiết yếu chưa được đầu tư đồng bộ, mặt bằng dân trí không đồng đều. Đến nay, nhờ được thụ hưởng các chính sách của Đảng và Nhà nước, diện mạo của 3 xã đã "thay da, đổi thịt" đáng ghi nhận. 

Trước đây, xóm Trang, xã Gia Mô là xóm khó khăn nhất của xã và là 1 trong 36 xóm khó khăn nhất tỉnh. Nhớ lại thời kỳ gian khó, anh Bùi Văn Hoàng, người dân xóm Trang chia sẻ: Ngày trước, đường giao thông là đường đất, đá gồ ghề, mùa mưa lầy lội; điện chập chờn, nhiều khu vực chưa có đường dây kéo đến; nhà văn hoá chưa được đầu tư. Khoảng 5 - 6 năm trở lại đây, những trăn trở của người dân xóm Trang đã được giải quyết. Xóm có nhà văn hoá khang trang, đường giao thông cứng hoá, trạm biến áp được xây dựng thêm đảm bảo điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nhờ đó, kinh tế ngày càng phát triển. 

Theo lãnh đạo xã Gia Mô, với xuất phát là xã khó khăn nên công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM), xoá đói, giảm nghèo của xã gặp không ít thử thách. Song với sự quan tâm, đầu tư từ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS, Gia Mô đã về đích NTM năm 2021. Các hạ tầng thiết yếu tiếp tục được quan tâm, đầu    tư. Đặc biệt, tuyến đường từ xã Thanh Hối đi Gia Mô đang được cứng hoá, hứa hẹn sẽ là động lực quan trọng để xã tiếp tục vươn lên. 

Ở vùng cao của huyện Tân Lạc, xã Quyết Chiến cũng đã vươn lên mạnh mẽ. Bắt tay vào xây dựng NTM, Quyết Chiến mới đạt 4/19 tiêu chí, nhưng đến năm 2021 đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Còn xã Lỗ Sơn, năm 2022 cũng đã hoàn thành các tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn NTM. Năm 2022, các xã: Quyết Chiến, Gia Mô, Lỗ Sơn là 3 trong 8 xã trong tỉnh đã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn. 

Thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS

Đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh chiếm trên 74% dân số. Do đó, việc chăm lo đời sống cho người dân là nhiệm vụ hết sức quan trọng của tỉnh. Đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh có 52 xã khu vực I, 70 xã khu vực II, 88 xã khu vực III và 89 thôn, xóm đặc biệt khó khăn. Những năm qua, tỉnh đã huy động các nguồn lực từ Trung ương, địa phương và các tổ chức hợp pháp khác để đầu tư, hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn. Trong đó, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển KT-XH 36 xóm đặc biệt khó khăn nhất tỉnh và Dự án phát triển KT-XH vùng đồng bào Mông tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Sau 5 năm thực hiện đã đưa các xóm, xã đặc biệt khó khăn thuộc đề án và dự án trên vươn lên đạt mức bình quân chung của vùng đồng bào DTTS. 

Bên cạnh đó, tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình, dự án, chính sách, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi giảm còn 13,11%; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng DTTS năm 2021 đạt 6,89%, năm 2022 đạt 2,93%. Đến nay, các xã đặc biệt khó khăn đã có đường ô tô đến trung tâm xã; trường, lớp học kiên cố đạt 97,89%; hầu hết bà con vùng DTTS có nguồn điện ổn định phục vụ sinh hoạt và sản xuất. 

Bên cạnh đó, đồng bào được trang bị, nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập. Văn hoá truyền thống tốt đẹp của các DTTS được bảo tồn, giữ gìn và phát triển. Đặc biệt là sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động đã góp phần đẩy lùi tai - tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh nỗ lực phấn đấu có 33 xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn và giảm 50% thôn, xóm đặc biệt khó khăn so với năm 2021.

Viết Đào

Các tin khác


Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh “3 cùng” với người dân

Cùng với hệ thống chính trị toàn tỉnh, những năm qua, Công an tỉnh tích cực hưởng ứng phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng những việc làm thiết thực. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai ở hầu khắp các đơn vị Công an trong tỉnh với hàng loạt việc tốt, việc tử tế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Hình ảnh các chiến sỹ Công an tỉnh "3 cùng” với người dân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục