Những năm qua, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực sự là điểm tựa cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mai Châu vượt lên đói, nghèo. Huyện có trên 88% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; có 10 xã vùng III, 7 xóm ở các xã vùng II thuộc diện đặc biệt khó khăn. Những năm qua, không ít hộ dân trong huyện đã vượt lên khó khăn khi được tiếp cận với các chương trình cho vay của NHCSXH.


Từ vốn chính sách, bà con dân tộc Mông xã Pà Cò (Mai Châu) đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Xã Vạn Mai có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống. Vốn chính sách là một trong những điểm tựa của bà con trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo. Hiện nay tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn xã đạt trên 22 tỷ đồng với gần 500 hộ được vay vốn để phát triển kinh tế.

Cũng như nhiều hộ trong xã, những năm qua, gia đình ông Hà Văn Cườm (dân tộc Thái), xóm Lọng, xã Vạn Mai từng bước vượt lên khó khăn với sự đồng hành, hỗ trợ của tín dụng chính sách. Theo chia sẻ của ông Cườm, trước đây hoàn cảnh của gia đình hết sức khó khăn. Hơn 10 năm trước, được vay vốn từ nguồn vốn chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH, gia đình ông bắt đầu hành trình vượt khó từ nghề chăn nuôi bò sinh sản. "Trước đây kinh tế rất khó khăn vì không có vốn nên không thể phát triển chăn nuôi được. Nhờ vốn vay của NHCSXH giúp gia đình mua được bò. Từ nuôi bò mà kinh tế dần cải thiện. Đặc biệt, NHCSXH luôn tạo điều kiện để gia đình có thể vay vốn tiếp tục đầu tư nuôi bò. Hiện nay, sau khi đã thoát nghèo, gia đình tôi tiếp tục được vay vốn cho hộ mới thoát nghèo, đó là sự hỗ trợ rất thiết thực”, ông Cườm chia sẻ. 

Pà Cò là một trong hai xã có đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm qua, với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, đời sống của bà con có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, vốn chính sách đã đồng hành hàng chục năm ở xã đặc biệt biệt khó khăn này. Hiện nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn xã đạt gần 21 tỷ đồng, với trên 400 hộ còn dư nợ. Được vay 100 triệu đồng từ NHCSXH, gia đình anh Phàng A Páo, xóm Chà Đáy đã mạnh dạn đầu tư thâm canh nương chè sạch và nuôi bò vỗ béo. Anh Páo chia sẻ: Thủ tục vay vốn chính sách đơn giản, ngân hàng giải ngân tận xã nên rất thuận tiện cho người dân. Sau khi vay vốn chúng tôi còn được cán bộ ngân hàng, tổ tiết kiệm và vay vốn hướng dẫn cách sử dụng vốn sao cho hiệu quả nên kinh tế đã khá hơn trước nhiều.  

Có thể nói, với việc triển khai đa dạng các chương trình tín dụng, mức vay được nâng cao hơn so với trước, vốn chính sách thực sự trở thành "bà đỡ” cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mai Châu vượt khó, xây dựng nông thôn mới. Đồng chí Nguyễn Đinh Hoàng, Giám đốc NHCSXH huyện cho biết: Mai Châu còn nhiều khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao (trên 31%) nên nhu cầu được tiếp cận vốn chính sách khá cao. Do đó, đơn vị luôn sâu sát cơ sở, rà soát nhu cầu và kịp thời đáp ứng nguồn vốn cho người dân. Bên cạnh đó, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ người dân sử dụng vốn vay hiệu quả. Hiện nay, bên cạnh triển khai kịp thời các chương trình tín dụng cũ, đơn vị tích cực rà soát để triển khai hiệu quả chương trình cho vay vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ.


Viết Đào

Các tin khác


Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục