Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường trên thế giới, cuộc khảo sát do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) thực hiện đến hết ngày 20-7 cho thấy, hiện 71 quốc gia vẫn đóng cửa hoàn toàn các khu vực Di sản thế giới của UNESCO.

 


Bản đồ các khu vực Di sản UNESCO. Trong đó, phần màu xanh là mở lại một phần, màu đỏ là đóng cửa hoàn toàn và màu tím là đã mở cửa trở lại (Ảnh: UNESCO)

Theo UNESCO, Công ước Di sản thế giới được 193 quốc gia thông qua nhưng chỉ có 167 quốc gia sở hữu 1.121 Di sản thế giới UNESCO về thiên nhiên, văn hóa và hỗn hợp. UNESCO cho hay, số lượng khu vực di sản bị đóng cửa tại 71 quốc gia chiếm 42% tổng số Di sản UNESCO trên toàn thế giới.
 
Những khu vực di sản UNESCO thường là điểm thu hút du khách nội địa và nước ngoài. Các khu vực Di sản thế giới bị đóng cửa chủ yếu nằm tại khu vực Trung Mỹ, Đông-Nam Á và châu Á, Iran và Vùng Vịnh. 

Tại khu vực Thái Bình Dương, New Zealand vẫn duy trì việc đóng cửa hàng loạt khu vực Di sản thế giới. Trong khi đó, quốc gia láng giềng Australia đã mở cửa đón du khách trở lại một vài di sản.

Tại châu Âu, gần như hầu hết các quốc gia châu Âu hiện đã cho phép du khách tới thăm quan các Di sản thế giới UNESCO. Tây Ban Nha, Anh, Ukraine, Romania chỉ mở lại một số khu vực di sản, trong khi vẫn đóng cửa nhiều khu vực di sản do lo ngại Covid-19 bùng phát. 

Tại châu Phi, chỉ có một số nước bật đèn xanh cho du lịch tại các khu vực Di sản thế giới là Tunisia, Mali, Angola, Mozambique và Tanzania.

UNESCO cho biết, dù các khu vực di sản đóng cửa, hoạt động quản lý di sản vẫn được thực hiện đều đặn, đặc biệt là tại các khu vực di sản tự nhiên. Các hoạt động quản lý này bao gồm việc giám sát của các đơn vị chống trộm, giám sát bằng hình ảnh vệ tinh hoặc máy bay không người lái, và các can thiệp khẩn cấp như trong trường hợp hỏa hoạn.

                                                                          Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xúc tiến liên kết hợp tác và phát triển du lịch giữa hai tỉnh Hòa Bình và Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 5/4, tại thành phố Hoà Bình, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hòa Bình và Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến liên kết hợp tác và phát triển du lịch. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Khám phá đảo thiên đường trên cao nguyên Mộc Châu

Được ví như đảo thiên đường của đại ngàn Tây Bắc, khu du lịch (KDL) Mộc Châu Island thuộc xã Mường Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La) thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Sản phẩm hấp dẫn của KDL là các công trình nhân tạo đồ sộ, mô hình lưu trú độc đáo cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí mới lạ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục