(HBĐT) - Đây là quyết tâm của Ban chỉ đạo (BCĐ) 389/ĐP tỉnh trong công tác lãnh, chỉ đạo đấu tranh trên "mặt trận” chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đang diễn ra ngày càng tinh vi về phương thức và thủ đoạn. Theo đồng chí Nguyễn Bá Thức, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT), cơ quan thường trực BCĐ 389/ĐP tỉnh, quý IV là thời điểm cuối năm, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng cao, nhất là đối với mặt hàng rượu, bia, bánh, kẹo, thuốc lá và đồ điện lạnh, điện máy. Các đối tượng làm ăn phi pháp có thể lợi dụng dịp này để gia tăng các hành vi vi phạm.


Lực lượng liên ngành Ban chỉ đạo 389/ĐP tỉnh kiểm tra việc thực hiện quy định về tem nhãn, xuất xứ hàng hóa đối với đồ chơi trẻ em tại siêu thị AP PLAZA – thành phố Hòa Bình. 

Lập công trên "mặt trận” chống buôn lậu, gian lận thương mại

Trong các đợt tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, nắm bắt địa bàn, ngăn chặn hàng lậu, hàng cấm lưu thông trên thị trường, nhiều vụ vi phạm của các đối tượng đã được lực lượng chức năng phát hiện, kịp thời xử lý. Đặc biệt là đối với các trường hợp buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm như đồi chơi mang tính bạo lực của trẻ em, thuốc lá điếu nhập lậu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Những vụ điển hình do các lực lượng liên ngành BCĐ 389/ĐP phát hiện và xử lý gần đây là: Vào tháng 7/2018, qua kiểm tra xe ô tô BKS 29C – 58714 do ông Đào Xuân Phong làm chủ, địa chỉ 192A phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình (Hà Nội), Đội QLTT số 9 - huyện Lạc Thủy phát hiện vi phạm vận chuyển, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc, xử phạt vi phạm hành chính 8 triệu đồng.

 


Việc tiêu hủy hàng hóa vi phạm góp phần tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh. 

Cũng trong tháng 7, lực lượng Công an tỉnh, đội QLTT số 8 huyện Cao Phong kiểm tra cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm do bà Nguyễn Như Ngọc làm chủ, địa chỉ khu 5B, thị trấn Cao Phong đã phát hiện và xử lý hành vi kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tổng mức tiền phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng, tịch thu tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm là mỹ phẩm trị giá hơn 3,7 triệu đồng.

Gần đây nhất, Đội QLTT số 12 chống buôn lậu phối hợp với Phòng PC46 Công an tỉnh và Đội QLTT số 4 – huyện Tân Lạc kiểm tra xe ô tô BKS 18C – 07863 do ông Nguyễn Văn Tình làm chủ, địa chỉ xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định). có hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa và kinh doanh hàng nhập lậu, xử phạt vi phạm hành chính 9.250.000 đồng.

Tăng cường giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh

Tình hình vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu diễn biến khó lường. Tuy nhiên, bằng công tác trinh sát, nắm địa bàn và biện pháp nghiệp vụ của lực lượng chức năng, các phương thức và thủ đoạn tinh vi đã được vạch trần. Đó là việc các đối tượng thường lợi dụng hình thức quay vòng hóa đơn, vận chuyển hàng lậu giấu trong các hàng hóa khác, thay đổi tuyến đường đi qua nhằm qua mặt lực lượng chức năng, gây khó khăn cho công tác đấu tranh, phát hiện, xử lý vi phạm.

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong quý III và tháng đầu của quý IV/2018 đang được các ngành chức năng tập trung đấu tranh, làm rõ với quyết tâm cao. Thống kê từ tháng 7 đến nay đã tiến hành kiểm tra 822 vụ, xử lý 269 hành vi, tổng số tiền phạt và trị giá hàng tịch thu trên 625 triệu đồng, trong đó tiền phạt vi phạm hành chính 575 triệu đồng, trị giá hàng tịch thu gần 50 triệu đồng. Đặc biệt, nổi lên nhiều vi phạm trong lĩnh vực giá, cụ thể là không niêm yết giá, bán giá cao hơn giá niêm yết với 130 vụ, xử phạt vi phạm hành chính gần 169 triệu đồng. Tiếp đó là vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm với 39 vụ, xử phạt vi phạm hành chính và hàng hóa tịch thu trị giá 42 triệu đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu là không mặc trang phục chuyên dụng khi trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Về hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu đã phát hiện và xử lý 19 vụ, tổng tiền phạt vi phạm hành chính và trị giá hàng tịch thu 31,6 triệu đồng. Riêng lực lượng chức năng và BCĐ 389/ĐP các huyện, thành phố đã thanh, kiểm tra 272 vụ, xử lý 93 vụ, xử phạt vi phạm hành chính và hàng hóa tịch thu trị giá gần 367 triệu đồng.

BCĐ 389/ĐP tỉnh đang triển khai các đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường theo tháng, chuyên đề. Giải pháp được tập trung thực hiện là "đánh trúng, đánh đúng” các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Kiểm tra, kiểm soát thị trường có trọng tâm, trọng điểm và xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm, tạo niền tin trong nhân dân. Triển khai sâu rộng, đồng bộ công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng lậu, hàng giả và các hành vi gian lận thương mại khác. Cán bộ, công chức thực thi công vụ được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, học tập, nghiên cứu, cập nhật chính sách, văn bản pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Các ngành thành viên và BCĐ 389/ĐP tỉnh, các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.        

                                                                                                             Bùi Minh    

 

* Đảm bảo ổn định thị trường những tháng cuối năm

Với vai trò nòng cốt trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Cục QLTT tập trung chỉ đạo các đội QLTT huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường 3 tháng cuối năm, nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Có một thực tế khó khăn mà lực lượng vấp phải đó là phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng tinh vi; chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe; ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao; việc quản lý địa bàn ở một số địa phương chưa sát thực tế dẫn đến việc lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên tháng của các đội QLTT chưa đầy đủ. Trong thời gian tới, lực lượng QLTT duy trì thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm về ATTP, về giá và các hành vi gian lận khác nhằm ổn định thị trường, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà sản xuất, kinh doanh chân chính và quyền lợi người tiêu dùng. Tiếp tục tăng cường trách nhiệm và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động thương mại, công nghiệp tới các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tham mưu cho Ban chỉ đạo 389/ĐP tỉnh xây dựng chương trình công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2019.

 

                                                         Trương Thanh Sơn (Cục phó Cục Quản lý thị trường tỉnh)



* Tích cực tham mưu tổ chức triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 

 

Với thị trường dịp cuối năm sôi động, nhất là hàng hóa đặc sản cam, quýt, mía Cao Phong đang vào mùa thu hoạch, việc giao lưu, giao thương trên địa bàn tăng cao, phòng Kinh tế & Hạ tầng chủ động tham mưu cho UBND huyện, Ban chỉ đạo 389/ĐP huyện tổ chức triển khai công tác kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Mặt khác, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, ký cam kết với các hộ sản xuất, kinh doanh mặt hàng nông sản cam, quýt trên địa bàn. Đơn vị cũng chủ động phối hợp với các ngành tham mưu cho BCĐ 389/ĐP huyện trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường theo kế hoạch của BCĐ 389/ĐP huyện, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới toàn thể các thành phần kinh tế, góp phần nâng cao kiến thức cho người tiêu dùng phòng tránh, tham gia đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tính từ đầu năm đến nay đã ký cam kết đối với 42 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nhiều hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã được phát hiện và xử lý kịp thời với tổng số 174 vụ kiểm tra, xử lý 60 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 81 triệu đồng. 

 

                                                                              Phạm Văn Thụy

         (Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cao Phong, cơ quan thường trực BCĐ 398/ĐP huyện)

 



* Người dân vùng sâu, vùng xa cần được trang bị những thông tin, kiến thức phân biệt hàng giả, hàng thật 

Các lực lượng chức năng đã tích cực, thường xuyên thực thi nhiệm vụ để hạn chế tình trạng kinh doanh, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, bảo vệ lợi ích của người dân nhưng đây là cuộc chiến lâu dài, chưa triệt để. Ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, chúng thấy tôi gần đây vẫn còn có các vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng nhái, quá hạn sử dụng như mì chính giả nhãn hiệu Ajinomoto, nước tăng lực nhái, bánh, kẹo, sữa hộp trẻ em quá hạn sử dụng, hạt giống rau quá hạn… được lực lượng chức năng phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, đứng ở khía cạnh là người tiêu dùng, do nhận thức ở một bộ phận người dân có phần hạn chế, việc tiếp cận với thông tin còn ít, am hiểu về sản phẩm hàng hóa chưa nhiều nên khi đôi khi bà con mua bán ào ào, không để ý hoặc không phát hiện được.

Là bà nội trợ trong gia đình, tôi phải mua bán ngoài chợ nhưng nhiều khi mua hàng dựa vào lòng tin đối với người bán hàng, chưa xem kỹ hạn dùng, nguồn gốc xuất xứ. Thậm chí, nếu để phân biệt được hàng giả - hàng thật thì kiến thức gần như mù tịt. Qua đây, tôi mong muốn các cơ quan chức năng, các ban, ngành, đoàn thể cùng phối hợp thông tin, tuyên truyền để đông đảo nhân dân nắm bắt, được trang bị những kiến thức cần thiết để phân biệt, phòng tránh mua phải hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng. Từ đó ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, đồng thời trở thành nhân tố tham gia phát hiện, cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng trôi nổi, không đảm bảo ATTP.                           

                                                          

                                                 Bùi Thị Diệp, Xóm Hầu 3, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn)                                    

 

                                                                                           

Các tin khác


Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại

(HBĐT) - Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em là vấn nạn không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ khi vụ việc vẫn thường xảy ra. Các hành vi XHTD trẻ em đều gây tổn thương, hậu quả nặng nề, lâu dài về cả thể chất, tâm lý và sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị XHTD là vấn đề cần quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo các nội dung cải cách hành chính (CCHC), tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, hiệu quả bộ máy chính quyền được cải thiện, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy dịch vụ công, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý thực thi công vụ, xây dựng chính quyền đồng hành phục vụ doanh nghiệp và người dân. 

“Phòng hỏa hơn cứu hỏa” trong cao điểm nắng nóng

(HBĐT) - Mùa nắng nóng đang bước vào giai đoạn cao điểm. Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh khuyến cáo người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng ngừa.

Tìm giải pháp cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

(HBĐT) - Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công (DVC) của chính quyền các cấp; là kênh tham khảo của các địa phương trong quản lý nhà nước, thực hiện chính sách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Năm 2022, chỉ số PAPI của tỉnh xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố, giảm 24 bậc so với năm 2021, nằm trong nhóm trung bình thấp. Tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI năm 2023 và những năm tiếp theo.

Để hạn chế tình trạng cưỡng chế thi hành án dân sự

(HBĐT) - Thực hiện công tác thi hành án dân sự (THADS), mỗi năm toàn tỉnh thụ lý giải quyết từ 4.600 - 4.800 vụ việc. Số án năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và giá trị, nguyên nhân do số lượng vụ việc tranh chấp tăng. Những năm qua, xác định công tác THADS là một trong những nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần ổn định xã hội, Cục THADS tỉnh đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bản án, quyết định có hiệu lực thi hành nhưng không được tự nguyện thi hành và phải cưỡng chế THADS.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

(HBĐT) - Giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH). Quyền này được quy định trong Hiến pháp, Luật MTTQ Việt Nam và được cụ thể hoá bằng các quyết định, chỉ thị, quy định của Đảng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các chỉ thị, kết luận về công tác này. Việc thực hiện góp phần tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Tuy nhiên, GS,PBXH của MTTQ và các tổ chức CT-XH còn những hạn chế, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm đáp ứng kỳ vọng của Đảng và mong đợi của Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục