(HBĐT) - Năm 2018, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt. Các sở, ban, ngành, huyện, thành phố cùng vào cuộc triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động của bộ máy hành chính từ tỉnh tới cơ sở. Nền hành chính có chuyển biến tích cực theo hướng hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, trách nhiệm, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của người dân, tổ chức và sự phát triển KT-XH của tỉnh.


Quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành

Năm 2018 là năm thứ ba thực hiện Đề án đẩy mạnh CCHC tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020, công tác CCHC của tỉnh được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện nhằm đẩy nhanh tiến trình cải cách, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng KT-XH, tạo bước chuyển biến đột phá, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong tỉnh.

Trong năm, tỉnh đã ban hành Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ CCHC. Phê duyệt kiến trúc chính quyền điện tử phiên bản 1.0. Triển khai thực hiện Đề án sáp nhập, kiện toàn thôn, tổ dân phố, đến nay toàn tỉnh còn 1.593 thôn, tổ dân phố,giảm 466 thôn, tổ dân phố. Kiện toàn, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm được 173 đơn vị so với trước đây. Tổ chức 130 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức các cấp với tổng số 10.237 người tham gia. Tổ chức thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp phòng và tương đương tại một số sở, ngành và UBND cấp huyện. Phê duyệt phương án tự đảm bảo chi thường xuyên cho 9 đơn vị sự nghiệp công lập. Công bố và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO cho 158/210 xã, phường, thị trấn, đạt 75,2%. Triển khai ứng dụng chữ ký số và kết nối được phần mềm quản lý văn bản từ tỉnh đến xã. Công bố 469 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4.


Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thành phố Hòa Bình được đầu tư hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao dịch của người dân và tổ chức.

Về công tác kiểm tra, Chủ tịch UBND tỉnh đã quyết định thành lập 5 đoàn kiểm tra do các đồng chí là thành viên Ban Chỉ đạo CCHC của tỉnh làm trưởng đoàn;tiến hành kiểm tra tại 4 sở, ngành, 11 huyện, thành phố. Qua kết quả kiểm tra, BCĐ đã đánh giá cao những nỗ lực của các cơ quan, đơn vị; đồng thời chỉ ra những hạn chế, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ CCHC tại một số cơ quan, đơn vị như: Chưa áp dụng hiệu quả các phần mềm dùng chung của tỉnh; tiến độ xây dựng phương án tự chủ và Đề án kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy còn chậm, hiệu quả chưa cao… Trên cơ sở kiến nghị của các đoàn kiểm tra, đến nay tất cả hạn chế, vướng mắc đều được các cơ quan, đơn vị kịp thời chấn chỉnh, khắc phục.

Hướng tới sự hài lòng của người dân, tổ chức

Hiện nay, Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh và Bộ phận một cửa của 11 huyện, thành phố đã được hiện đại hóa và ứng dụng phần mềm một cửa điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, giúp người dân và doanh nghiệp được tham gia theo dõi, giám sát về quy trình, thời gian giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính Nhà nước. Tổng số thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cấp chính quyền của tỉnh hiện nay có 1.903 thủ tục, trong đó cấp tỉnh 1.518, cấp huyện 274 và cấp xã 111 thủ tục. Bộ phận một cửa ở một số nơi hoạt động khá hiệu quả như: Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, Bộ phận một cửa các huyện: Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi.


Cán bộ xã Sơn Thủy (Kim Bôi) ứng dựng công nghệ thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả công việc.

Năm 2018, tổng số hồ sơ đã tiếp nhận của cả tỉnh là 420.414, đã giải quyết 418.469 hồ sơ, trong đó có 417.987 hồ sơ giải quyết đúng hạn, đạt tỷ lệ 99,88%. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đã khẳng định được sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh, hướng tới sự hài lòng và tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp. Tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh và Bộ phận một cửa của 11 huyện, thành phố đã lắp đặt các thiết bị khảo sát sự hài lòng của tổ chức, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính.Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ hài lòng đạt 100%, trong đó mức độ rất hài lòng đạt trên 80%, mức độ không hài lòng 0%.

Giải pháp cải thiện chỉ số CCHC

Theo Kế hoạch CCHC năm 2019, UBND tỉnhđề ra một số giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh CCHC của tỉnh như: Tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả các nhiệm vụ về kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập sang tự đảm bảo một phần hoặc toàn bộ chi thường xuyên, chuyển thành Công ty Cổ phần theo quy định. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế đảm bảo đạt chỉ tiêu của UBND tỉnh giao. Cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức theo vị trí việc làm đã được phê duyệt; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính. Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp đảm bảo đúng thời gian quy định. Tiếp tục triển khai xây dựng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại ở cấp xã. Phát động phong trào "Đoàn viên hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 và dịch vụ Bưu chính công ích”.

Tổ chức tuyên truyền đến thôn, xóm, tổ dân phố về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ Bưu chính công ích để người dân hiểu, tham gia thực hiện. Tiếp tục triển khai xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO ở những đơn vị cấp xã còn lại. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng số doanh nghiệp được thành lập mới và tổng số vốn thu hút đầu tư vào tỉnh trong năm 2019 tăng hơn so với năm 2018. Tăng cường công tác kiểm tra CCHC, đặc biệt là tiến độ, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ CCHC được UBND, Chủ tịch UBND tỉnh giao... Đầu tư mọi nguồn lực để đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra, góp phần cải thiện chỉ số PAR INDEX và PCI, thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.


Cải thiện chỉ số cải cách hành chính cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị

Có thể khẳng định, trong những năm qua, công tác CCHC của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhiều lĩnh vực CCHC có sự đổi mới, sáng tạo; kết quả thực hiện khá hiệu quả so với những địa phương khác trong nước. Mặc dù chỉ số CCHC của tỉnh đã được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do là tỉnh miền núi, KT-XH còn nhiều khó khăn, nguồn lực tài chính đầu tư cho CCHC chưa nhiều, đặc biệt là đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, số doanh nghiệp thành lập mới hàng năm đạt tỉ lệ chưa cao…
Để cải thiện chỉ số CCHC, điều cốt lõi nhất là sự quyết tâm của người đứng đầu các cơ quan hành chính và sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong thực hiện các nội dung, nhiệm vụ CCHC. Bên cạnh đó, còn một số tiêu chí như: Dịch vụ công trực tuyến mới cung cấp ra nhưng người dân, doanh nghiệp chưa có thói quen nộp hồ sơ qua máy tính hoặc điện thoại thông minh gửi qua trang dichvucongtructuyen.hoabinh.gov.vn.
Năm 2019, tỉnh quyết tâm thực hiện tăng tỷ lệ người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến bằng cách huy động lực lượng đoàn viên thanh niên, nhân viên Bưu điện của các huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ người dân,doanh nghiệp giải quyết thủ tục hành chínhqua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và qua dịch vụ Bưu chính công ích để tiết kiệm chi phí. Đồng thời quyết liệt triển khai kiện toàn, sắp xếp lại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trong tỉnh; tiếp tục phê duyệt phương án tự chủ để chuyển dần các đơn vị sự nghiệp công lập sang tự đảm bảo một phần, đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên hoặc chuyển thành Công ty cổ phần để giảm biên chế, giảm chi ngân sách…

 

Bùi Ngọc Đại
Trưởng phòng Cải cách hành chính, Sở Nội vụ

                                           




Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển

Nhiệm vụ trọng tâm của CCHC là xây dựng nền hành chính minh bạch, tiên tiến, hiện đại hoạt động có hiệu lực, hiệu quả nhằm huy động tốt các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, tạo điều kiện thuận lợi nhất, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Là doanh nghiệp nên chúng tôi thường xuyên tiếp xúc với các cơ quan hành chính Nhà nước. Thời gian gần đây, có thể thấy, các cơ quan hành chính Nhà nước đã có sự chuyển biến tích cực trong CCHC. Các thủ tục hành chính được triển khai thực hiện nhanh gọn, thuận tiện hơn trước rất nhiều. Nhiều thủ tục đã được ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần mất thời gian.
Trong thời gian tới, doanh nghiệp mong muốn công tác CCHC tiếp tục được quan tâm đầu tư, có sự chuyển biến mạnh mẽ, tiết kiệm thời gian, giảm thủ tục, giải quyết nhanh gọn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển KT-XH tỉnh nhà.

 

Nguyễn Ngọc Thanh
Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Hòa Bình

                                                 



Hướng tới chính quyền phục vụ nhân dân

Là người dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình, thỉnh thoảng tôi có việc đến làm thủ tục tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp phường và thành phố. Thời gian qua, trụ sở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp đã được đầu tư khang trang, sạch sẽ, thoáng mát và hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao dịch của người dân. Đến đây, chúng tôi được cán bộ hướng dẫn làm thủ tục chu đáo, nhiệt tình. Cứ theo giấy hẹn là có kết quả đúng thời gian.
Tuy nhiên,tôi thấy, nhiều người dân, đặc biệt là người có tuổi hoặc trình độ dân trí thấp có những thủ tục phải kê khai trên mạng lại là trở ngại trong thực hiện các quy trình, thủ tục. Thời gian giải quyết thủ tục vẫn lâu, mất nhiều thời gian. Chúng tôi mong muốn, thời gian tới, được hỗ trợ tiếp cận công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính. Cán bộ các cấp tận tình hướng dẫn các quy trình thực hiện để chính quyền thực sự phục vụ nhân dân.

 

Bùi Thị Nga
Tổ 10, phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình

                                                 




Hương Lan


Các tin khác


Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại

(HBĐT) - Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em là vấn nạn không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ khi vụ việc vẫn thường xảy ra. Các hành vi XHTD trẻ em đều gây tổn thương, hậu quả nặng nề, lâu dài về cả thể chất, tâm lý và sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị XHTD là vấn đề cần quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo các nội dung cải cách hành chính (CCHC), tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, hiệu quả bộ máy chính quyền được cải thiện, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy dịch vụ công, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý thực thi công vụ, xây dựng chính quyền đồng hành phục vụ doanh nghiệp và người dân. 

“Phòng hỏa hơn cứu hỏa” trong cao điểm nắng nóng

(HBĐT) - Mùa nắng nóng đang bước vào giai đoạn cao điểm. Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh khuyến cáo người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng ngừa.

Tìm giải pháp cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

(HBĐT) - Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công (DVC) của chính quyền các cấp; là kênh tham khảo của các địa phương trong quản lý nhà nước, thực hiện chính sách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Năm 2022, chỉ số PAPI của tỉnh xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố, giảm 24 bậc so với năm 2021, nằm trong nhóm trung bình thấp. Tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI năm 2023 và những năm tiếp theo.

Để hạn chế tình trạng cưỡng chế thi hành án dân sự

(HBĐT) - Thực hiện công tác thi hành án dân sự (THADS), mỗi năm toàn tỉnh thụ lý giải quyết từ 4.600 - 4.800 vụ việc. Số án năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và giá trị, nguyên nhân do số lượng vụ việc tranh chấp tăng. Những năm qua, xác định công tác THADS là một trong những nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần ổn định xã hội, Cục THADS tỉnh đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bản án, quyết định có hiệu lực thi hành nhưng không được tự nguyện thi hành và phải cưỡng chế THADS.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

(HBĐT) - Giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH). Quyền này được quy định trong Hiến pháp, Luật MTTQ Việt Nam và được cụ thể hoá bằng các quyết định, chỉ thị, quy định của Đảng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các chỉ thị, kết luận về công tác này. Việc thực hiện góp phần tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Tuy nhiên, GS,PBXH của MTTQ và các tổ chức CT-XH còn những hạn chế, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm đáp ứng kỳ vọng của Đảng và mong đợi của Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục